QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA

 

1 Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm ( vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2 Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích, thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3 Các bước thực hiện:

 

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Thực hiện 5 đúng

4

Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ đầu ống bằng gạc vô khuẩn

5

Chọn bơm tiêm thích hợp

6

Pha thuốc và hút vào bơm tiêm

7

Thay kim tiêm đuổi khí khỏi bơm tiêm đặt vào khay vô khuẩn

8

Mang thuốc đến giường người bệnh

9

Xác định vị trí tiêm, bộc lộ vùng tiêm

10

Tiêm 1/3 trên mặt trước – trong cẳng tay hoặc 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay

11

Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài ( 2 lần tối thiểu)

12

Điều dưỡng sát khuẩn tay

13

Tiến hành tiêm thuốc cho bệnh nhân: 1 tay căng da nơi tiêm, 1 tay cầm bơm tiêm đưa kim vào biểu bì chếch một góc 15­­ so với mặt da ngập mũi vát.

14

Bơm thuốc 1/10ml khi bơm có cảm giác nặng tay, tại chỗ tiêm nổi phồng to bằng hạt ngô, màu da cam.

15

Căng da rút kim

16

Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, theo dõi, hướng dẫn những điều cần biết.

17

Thu dọn dụng cụ

18

Rửa tay và ghi hồ sơ bệnh án

QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA

 

1 Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm ( vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2 Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích, thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3 Các bước thực hiện:

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Thực hiện 5 đúng

4

Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ đầu ống bằng gạc vô khuẩn

5

Chọn bơm tiêm thích hợp

6

Pha thuốc và hút vào bơm tiêm

7

Thay kim tiêm đuổi khí khỏi bơm tiêm đặt vào khay vô khuẩn

8

Mang thuốc đến giường người bệnh

9

Xác điịnh vị trí tiêm, bộc lộ vùng tiêm

10

- 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay

- 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi, dưới da bụng.

11

Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài (2 lần tối thiểu)

12

Điều dưỡng sát khuẩn tay

13

Một tay véo da nơi tiêm, một tay cầm bơm tiêm đâm kim chếch 450 độ so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với đáy da véo lên vào mô liên kết.

14

Rút nhẹ nòng bơm tiêm xem có máu không

15

Bơm hết thuốc, căng da rút kim, tại chỗ phồng to lên là đúng kỹ thuật

16

Sát khuẩn nơi tiêm

17

Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, theo dõi, hướng dẫn những điều cần biết.

18

Thu dọn dụng cụ

19

Rửa tay và ghi hồ sơ bệnh án

 

 

QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TIÊM TIÊM BẮP

 

1. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm (vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích,thông báo cho NB và NNBN được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3.Các bước thực hiện:

 

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Thực hiện 5 đúng

4

Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ đầu ống bằng gạc vô khuẩn

5

Chọn bơm tiêm thích hợp

6

Pha thuốc và hút vào bơm tiêm

7

Thay kim tiêm đuổi khí khỏi bơm tiêm đặt vào khay vô khuẩn

8

Mang thuốc đến giường người bệnh

9

Xác điịnh vị trí tiêm, bộc lộ vùng tiêm

10

- Cánh tay: cơ delta ( 1/3 giữa)

- Cơ tam đầu: 1/3 trên mặt trước ngoài.

- Cơ tứ đầu đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.

- Mông: ¼ ngoài mông hoặc 1/3 trên đường nối từ gai chậu trước trên nối với mỏm xương cụt.

11

Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài (2 lần tối thiểu)

12

Điều dưỡng sát khuẩn tay

13

Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm đưa kim 1 góc 600 hoặc 900.

14

Rút nhẹ nòng bơm tiêm xem có máu không

15

Bơm hết thuốc, căng da, rút kim nhanh.

16

Sát khuẩn nơi tiêm.

17

Giúp NB về tư thế thoải mái, theo dõi, hướng dẫn những điều cần biết.

18

Thu dọn dụng cụ

19

Rửa tay và ghi hồ sơ bệnh án

 

QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH

 

1. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm ( vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích, thông báo cho BN và NNBN được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3. Các bước thực hiện:

 

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Thực hiện 5 đúng

4

Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ đầu ống bằng gạc vô khuẩn

5

Chọn bơm tiêm thích hợp

6

Pha thuốc và hút vào bơm tiêm

7

Thay kim tiêm đuổi khí khỏi bơm tiêm đặt vào khay vô khuẩn

8

Mang thuốc đến giường người bệnh.

9

Bộc lộ vùng tiêm, chọn tĩnh mạch.

10

Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm.

11

Mang găng tay sạch.

12

Buộc gây garo trên vị trí tiêm 3-5cm.

13

Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài.

14

Cầm bơm tiêm đuổi khí

15

Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm đâm kim chếch 300 so với mặt da luồn vào tĩnh mạch thấy máu trào ra ( rút nòng bơm tiêm nếu cần)

16

Tháo dây garo

17

Bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh

18

Hết thuốc, căng da rút kim nhanh, sát khuẩn lại vùng tiêm

19

Bỏ bơm kim tiêm vào hộp đựng vật sắc nhọn an toàn

20

Giúp NB về tư thế thoải mái, theo dõi, hướng dẫn những điều cần biết

21

Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay

22

Ghi phi theo dõi, chăm sóc

 

QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TRUYỀN TĨNH MẠCH

 

1- Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm ( vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2- Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích, thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3- Các bước thực hiện:

 

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Thực hiện 5 đúng

4

Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo vào chai dịch, sát khuẩn nút chai, bơm thuốc nếu cần.

5

Cắm dây truyền vào chai khoá lại, cắt băng dính

6

Bộc lộ vùng tiêm chọn tĩnh mạch tiêm.

7

Mang găng tay sạch, buộc gây garo trên vị trí tiêm 3-5cm

8

Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 3 lần (đường kính 5cm)

9

Căng da, cắm đốc kim, mặt vát kim lên trên chếch 300, đưa kim vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây garo.

10

Mở khoá cho dịch chảy, cố định và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn

11

Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh, ghi phiếu theo dõi truyền dịch

12

Theo dõi sắc mặt người bệnh, phát hiện tai biến.

13

Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.

14

Truyền song còn 10ml rút kim, đặt bông cồn, dán băng.

15

Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết. Ghi phiếu theo dõi, chăm sóc.

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH TIÊM KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

 

1. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:

- Sổ sao y lệnh, phiếu công khai thuốc

- Phiếu theo dõi, phiếu truyền dịch, phiếu chăm sóc

- Xe tiêm (vệ sinh xe sạch sẽ trước khi thực hiện y lệnh)

- Dụng cụ tiêm truyền

- Hộp chống sốc

- Thuốc để thực hiện y lệnh

2.  Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích, thông báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được biết thuốc tiêm truyền.

- 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Xác định vị trí tiêm truyền

3. Các bước thực hiện:

STT

Các bước tiến hành

1

Báo và giải thích cho bệnh nhân

2

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ và mang khẩu trang

3

Kiểm tra lại túi máu, nhóm máu, tên người nhận, tên người cho, số túi máu, số lượng máu, chất lượng, màu sắc, ngày dự trữ.

4

Mang găng vô khuẩn

5

Làm phản ứng chéo tại giường: Lấy 1 giọt máu ở túi máu và 1 giọt máu của người bệnh vào lam kính hoà tan 2 giọt vào nhau, chờ 5 phút mời Bác sĩ đọc kết quả.

6

Cắm dây truyền vào túi máu, khoá lại, treo túi máu lên cọc truyền.

7

Đuổi khí qua dây, khoá lại, cắt băng dính.

8

Chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay dưới vùng truyền.

9

Buộc dây garo trên vùng truyền 3-5cm.

10

Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 3 lần.

11

Căng da đưa kim có gắn dây truyền, mặt vát kim lên trên chếch 300, đưa kim vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo garo mở khoá cho dịch chảy.

12

Cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn.

13

Làm phản ứng sinh vật: Cho chảy theo y lệnh được 4ml rồi cho chảy chậm lại từ 8-10 giọt/phút. Sau 5 phút nếu không có triệu chứng gì cho chảy tốc độ theo y lệnh được 20ml thì cho chảy chậm 8-10 phút. Sau 5 phút nếu không có triệu chứng gì xảy ra cho chảy theo y lệnh.

14

Theo dõi và phát hiện tai biến, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

15

Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay và ghi phiếu theo dõi truyền máu.

 

 

BÀI 1:

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN

 

I. MỤC ĐÍCH:

 - Duy trì việc khai thông đường dẫn khí

 - Tránh nhiễm khuẩn vết mổ

 - Duy trì ống mở khí quản đúng vị trí

 - Đảm bảo cho người bệnh luôn được không khí sạch

II.CHUẨN BỊ:

 1.Người bệnh:

 - Người bệnh nằm ngửa, được giải thích kỹ, buộc tay vữa đủ để tránh bất ngừ rút ống.

 - Thở oxy 100% trong 1 phút, qua máy thở hoặc qua bóng Ambu.

 - Hút đờm  ( mỗi lần không quá 20 giây)

2. Người thực hiện:

 - Bác sỹ, y tá, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên, chăm sóc hô hấp, đầy đủ trang phục y tế

 - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

 - Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện: tai giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Khăn trải mềm vô khuẩn

- Bông gòn

- Bơm tiêm 5ml

- Nước muối sinh lý

- Gạc nhỏ, kẹp (2) vô trùng, khay vô trùng, bát vô trùng

- Băng dính trong vô khuẩn

- Nước o xy già 12 thể tích

- Máy hút

- Ống hút vô khuẩn nhiều cỡ

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Hút đờm

- Chăm sóc lỗ mở

- Chăm sóc bóng chèn

- Kiểm tra vị trí ống

- Kiểm tra tắc, nghi tắc thay ống MKQ

1. Hút đờm:

 - Dùng nhiều ống hút cỡ khác nhau

 - Áp lực âm 80 đến 120mmHg (100-120cm H2­0)

- Không hút lâu quá 20 giây cho mỗi lần

2.Chăm sóc lỗ MKQ:

 -Tháo băng cũ

 - Đỗ oxy già vào bát

Tháo dây buộc ống quanh cổ

Dùng gạc tẩm oxy già để ráo nước,nhẹ tay lau nhẹ vết mở và phần ngoài của ống MKQ

- Tiếp tục dùng gạctẩm nước muối sinh lý lau lại vết mở và phần ngoài của ống MKQ

            - Lấy kéo cắt nửa phần giữa của miếng gạc mới,cài vào ống. xếp gạc xen kẽ chừng 2-3      lớp.

            - Buộc lại dây ống MKQ quanh cổ cho vừa chặt ,tĩnh mạch cổ không nổi

- Tần số thay băng : thay băng ngay khi có gạc thấm dịch hoặc máu . Định kỳ Ngày một lần.

3. Chăm sóc bóng chèn:

 -Tháo hơi ở bóng chèn

 - Bơm lại bóng ( có 02 phương pháp sau)

    +Phương pháp dùng áp lực kế: bơm bóng áp lực kế chỉ 20-25cmH20

    + Phương pháp dùng ống nghe đặt ở khí quản: bơm dần bóng lên đến khi mất   tiếng rít, hạ dần áp lực bóng xuống để nghe thấy một tiếng rít nhỏ.

- Tháo bóng chèn:

+ Chỉ thực hiện khi có chỉ định thay ống MKQ hoặc trước khi rút ống.

+ Phải hút đờm dãi phía trên bóng chèn trước khi tháo bóng.

   4. Kiểm tra vị trí của ống MKQ sau khi thay băng :

            - Nghe tiếng rít nhỏ bằng ống nghe

            - Bóp bóng Ambu hoặc nối với máy thở, nghe phổi để kiểm tra xem khí có vào đều 2 bên không .

           Chụp phổi nếu nghi xẹp

 5. Kiểm tra tắc :

          - Dùng ống thông hút đờm nhiều cỡ

          - Dùng ống nhỏ luồn dễ, nhưng ống to vướng: có thể đờm quanh bám quanh ống.

          - Nhỏ giọt nước muối sinh lý 5-10ml qua ống rồi hút bằng một áp lực hút lớn hơn bình thường ở đoạn ống nghi tắc, không vào quá sâu.

          Nếu không kết quả, báo BS thay ống MKQ

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ báo cáo

-         Ghi chép các điều bất thường, ngày giờ chăm sóc.

-         Lập kế hoặch chăm sóc tiếp theo. Ký tên điều dưỡng theo dõi chăm sóc.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

           - Động viên an ủi người bệnh

           - Giải thích cho gia đình người bệnh yên tâm, nhắc họ không được tự ý đến hút đờm hoặc cho người bệnh ăn,uống.

    

 

BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

 

       I. MỤC ĐÍCH:

- Duy trì việc khai thông đường dẫn khí

- Đảm bảo vô khuẩn ,tránh các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm thanh môn

- Duy trì ống nội khí quản đúng vị trí

- Bảo đảm cho người bệnh luôn được thở không khí sạch.

       II. CHUẨN BỊ:

      1. Người bệnh:

 - Nằm ngửa, được giải thích kỹ, buộc tay

 - Cho người bệnh thở o xy 100 % trong 1 phút với bóng Ambu hoặc máy thở trước khi tiến hành chăm sóc.

                   2. Người thực hiện:

 - Bác sỹ, Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp: đầy đủ trang phục y tế.

 - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

 - Phải đẩm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh.

3.Nơi thực hiện:

  Tại giường cấp cứu, khoa Hồi sức cấp cứu

4.Dụng cụ:

                   a.Dụng cụ đặt ống nội khí quản:

 - Bơm tiêm 5ml

 - Nước muối sinh lý 9%0

 - Gạc nhỏ

 - Kẹp

 - Băng dính

 - Ống hút vô khuẩn nhiều cỡ tốt nhất là ống thông hút đờm kín

 - Máy hút để ở mức âm 80 đến âm 100mmHg

 - Ống nội khí quản lớn hơn 1 số và bé hơn 1 số.  Nòng dẫn ống nội khí quản

                   b. Dụng cụ cấp cứu:

                   - Bóng ambu

                   - Lọ  dịch truyền

                   - Thuốc atropin, adrenalin

                   - Bơm tiêm, kim tiêm

                   III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

                   Việc chăm sóc phải được thực hiện hàng ngày,ít nhất 1 lần/24h. khi thấy có                            các dấu hiệu xanh tím, vã mồ hôi, khó thở, cần phải tiến hành chăm sóc ngay.

-         Hút đờm

-          Chăm sóc miệng họng, nếu đặt nội khí quản đường miệng

-         Chăm sóc lỗ mũi, nếu đặt nội khí quản đường mũi.

-         Kiểm tra vị trí của ống

-         Kiểm tra tắc, nghi tắc thay ống nội khí quản

1.     Hút đờm:

Trước khi hút đờm nên hút họng trước,dùng một ống hút cỡ to, nếu không có kết quả dùng một ống hút cỡ nhỏ, hoặc ngược lại   

-         áp  lực âm 80 đến âm 120mmHg ( 100-150cmH20)

-         Mỗi lần hút không quá 20 giây

-         Bắt mạch: nếu mạch chậm xuống dưới 40lần/ phút hoặc ngừng tim phải ngừng hút và bóp tim, tiêm adrenalin 1/2mg tĩnh mạch, báo cáo bác sỹ xem xét giải quyết ( truyền ỉopenalin hoặc đặt máy tạo nhịp tàm thời)

-         Nếu đờm đặc khó hút, báo bác sỹ để xét chỉ định, rửa phế quản, ( xem phần rửa phế quản

-         Hút đờm theo nhiều tư thế: nghiêng đầu sang phải, nghiêng đầu sang trái, nằm ngửa dốc đầu nếu có thể được.

-         Hút đờm phải nhẹ nhàng, thận trọng tránh gây ho nhất là ở người bệnh tai biến mạch não.

2.     Chăm sóc các tổn thương niêm mạc mũi miệng trên dường đi của ống nội khí quản

-         Hút các dịch viêm, dịch mủ

-         Rửa các vết sây xước loét bằng dung dịch đẳng trương NaCL 9%o

-         Kiểm tra cỡ ống NKQ đang dùng xem có phù hợp hay không. Nếu bé quá hoặc to quá phải báo bác sỹ để thay thế kịp thời. Chuẩn bị một lòng ống để thay ống

3.     Chăm sóc bóng chèn:

-         Tháo hơi ở bóng chèn sau khi hút đờm họng

-         Bơm lại theo một trong hai phương pháp sau

+ Phương pháp dùng áp lực kế: bơm bóng chèn khi áp lực kế chỉ 20-25 cmH20

+ Phương pháp dùng ống nghe đặt ở khí quản: bơm dần bóng lên đến khi mất tiếng rít, kéo lui dần pít tông để nghe thấy một tiếng rít nhỏ

-         Tháo bóng chèn:

+ Chỉ thực hiện khi có chỉ định thay ống NKQ

+ Phải hút đờm họng trước

             4. Kiểm tra vị trí của ống NKQ:

- Nghe thấy tiếng ống rít nhỏ bằng ống nghe đặt ở vùng hõm ức

- Bóp bóng ambu hoặc nối ống NKQ với máy thở, nghe phổi để kiểm tra xem khí có vào đều hai bên không

- Chụp  phổi nếu nghi ống NKQ vào quá sâu gây xẹp một bên phổi

              5.  Kiểm tra tắc         

            - Dùng  ống thông hút đờm( nhiều cỡ) luồn vào ống NKQ

            - Nếu ống nhỏ dễ luồn, nhưng ống to vướng khi đi qua ống: có đờm quánh bám   quanh ống . Nhỏ giọt nước muối sinh lý 5-10ml qua ống rồi hút bằng một áp lực hút lớn hơn bình thường ở đoạn nghi ngờ có tắc đờm.

         - Tắc phế quản phải, gây xẹp phổi thì để người bệnh ở tư thế đầu nghiêng bên trái rồi mới luồn ống thông hút đờm. Và làm ngược lại nếu tắc bên trái.

 IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

- Ghi chép công việc đã làm ,thời gian thực hiện

- Ghi chép và báo ngay BS các hiện tượng bất thường: chảy ống ở NKQ,tình trạng tắc, không hút được đờm vì đờm quá đặc hoặc ống thông không đưa vào sâu được ( tắc ống NKQ do đờm)

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

- Giải thích cho gia đình hiểu rõ sự cần thiết phải chăm sóc, mặc dù người bệnh tỏ vẻ khó chịu trong lúc hút( giãy giụa)

- Vừa chăm sóc vừa nói chuyện với người bệnh, giải thích từng động tác phải làm khi người bệnh cảm thấy khó chịu: khi hút đờm, rửa mũi.

- Nhắc nhở gia đình tuyệt đối không tự mình vào đờm cho người bệnh.

 

 

Bài 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

 

I.Mục đích

- Bảo đảm cho người bệnh được thông khí tốt với các thông số đã cài đặt:

    + Kiểm tra hoạt động máy thở

    + Kiểm tra sự thích ứng của người bệnh đối với máy thở.

- Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ đúng quy cách tránh làm nặng suy hô hấp.

- Duy trì cân bằng nước và điện giải.

- Giúp người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân.

- Chống loét, chống tắc mạch do nằm

- Chống nhiễm khuẩn.

- Giúp người bệnh có khả năng cai thở máy.

II. Chuẩn bị

1. Người bệnh :

 - Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

- Giải thích hướng dẫn nếu người bệnh tỉnh.

2. Người thực hiện:

- BS, ĐD, KTV, nhân viên phụ trách người bệnh thở máy, đầy đủ trang phục y tế

3. Nơi thực hiện: Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

- Bóng Ambu.

- Ống nội khí quản trên dưới ống đang dùng 1 số.

- Nòng dẫn để luồn ống NKQ hoặc canun MKQ.

- Máy hút.

- Ống thông nhiều lỗ.

III. Các bước tiến hành

- Kiểm tra hoạt động của máy thở: đối chiếu với các thông số cài dặt, đặc biệt là khi có báo động hoặc có đèn cảnh báo. Bóp bóng Ambu qua ống NKQ để kiểm tra xẹp phổi.

- Theo dõi sự thích ứng của người bệnh đối với máy thở, chú ý các dấu hiệu : xanh tím vã mồ hôi, huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh thở chống máy.

- Tiến hành hút đờm, nếu không đỡ báo BS phụ trách để sử lý : thay ống, rửa phế quản…

- Nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ theo y lệnh của BS:

  + Liệt hô hấp không có nhiễm khuẩn: ngày 30 Kcal/ kg.

  + Suy hô hấp cấp có nhiễm khuẩn: ngày 35 Kcal/kg tăng dần lên 50Kcal/kg.

  + Suy hô hấp cấp do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn:ngày 30 Kcal/kg không cho ăn glucid..

- Bảo đảm người bệnh đi tiểu 1.5 lít nước tiểu /24 giờ.

- Cho ăn, uống và truyền dịch khoảng 2 lít đến 2,5 lít dịch (NaCL 0,9 %) Không dùng glucose 5%.

- Bảo đảm Na và K máu bình thường : mỗi ngày cho thêm 4 đến 8 KCL.

- Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân và chống loét:

  + Cho người bệnh nằm đệm nước nếu có thể.

  + Xoa bóp,vỗ rung ngực ngày 2 lần.

- Chống tắc mạch do nằm:

  + Bằng Heparin,fraxiparin theo chỉ định của BS

  + Thay đổi tư thế 2 giờ 1 lần.

- Giúp người bệnh có khả năng cai thở máy bằng cách:

 + Nuôi dưỡng tốt, đúng quy cách.

 + Đỡ người bệnh ngồi dậy nếu thấy khoẻ.

Xoa bóp.

 + Động viên.

 + Dùng các phương thức cai thở máy: SIMV,CPAP T-tube.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

 - Các dấu hiệu: xanh tím, hồng hào.

 - Mạch, huyết áp,nước tiểu, điện tim,nhịp thở tự nhiên.

 - SpO­­2 ,ETCO2.

 - Đo các khí trong máu.

 - Kịp thời báo BS nếu xét nghiệm bất thường.

 - Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

- Thường xuyên giái thích, động viên người bệnh chịu đựng thở máy

- Hướng dẫn người bệnh thở theo máy có hiệu quả:không chống máy, không giãy giụa, không rút ống nội khí quản

- Giúp người bệnh có nhiều lỗ lực cai thở máy

- Tự thở từng đoạn, tăng dần thời gian tự thở

- Giải thích cho người bệnh biết tác dụng của máy thở.

 + Chỉ là tạm thời

 + Người bệnh có khả năng  khỏi

 + Bỏ qua thành kiến thở máy là chết

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh cho người bệnh ăn đủ dinh dưỡng.                                                                                                                                                                                                    

BÀI 4: NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

Người bệnh nặng đang thở máy có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. đảm bảo dinh dưỡng đủ cho người bệnh là rất quan trọng vì suy dinh dưỡng có nguy cơ làm bệnh nặng thêm, kéo dài thời gian điều trị.

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo dinh dưỡng người bệnh tốt khi đang thở máy giúp cho người bệnh chóng cai máy, đề phòng loét mục

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Nếu người bệnh tỉnh cần giải thích việc ăn qua ống thông dạ dày khi đang thở máy để đảm bảo đủ dinh dưỡng  giúp nhanh chóng khỏi bệnh.

- Làm vệ sinh lỗ mũi, miệng trước khi đặt ống thông

- Để người bệnh nằm ở tư thế 45O

 

 

- Khi người bệnh có phản xạ nôn mạnh hoặc giãy giụa chống máy phải báo cáo ngay bác sỹ cho thuốc an thần… trước khi đặt thông cho ăn.

Người bệnh tiểu tiện không tự chủ: đặt hệ thống dẫn lưu nước tiểu. đối với nam giới dùng bao cao su rồi nối với hệ thống túi dẫn nước tiểu. với nữ đặt ống thông bàng quang hoặc đặt băng thấm.

2. Người thực hiện:

- Y tá- điều dưỡng, rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Đầy đủ trang phục y tế

3. Nơi thực hiện:

Tại khoa cấp cứu hoặc hồi sức cấp cứu

4. Dụng cụ:

a. Các dụng cụ và thức ăn nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa ( cho ăn qua ống thông mũi- dạ dày)

- Ống thông dạ dày cỡ 16-24 ( Tùy theo lứa tuổi mà chọn ống cho phù hợp)

- Bơm tiêm 20ml, 50ml hoặc bơm cho ăn tự nhiên

- Bát đựng thức ăn, thìa, cốc nước chín, khăn mặt bông.

- Gạc miếng, tăm bông, nước muối sinh lý để vệ sinh mũi miệng

- Kìm kóe, dầu nhờn, kéo, băng dính, khay chữ nhật, khay hạt đậu, hồ sơ

- Thức ăn, súp, nước cháo tự nấu khong đem lại đầy đủ calo cần thiết, phải dùng các bột dinh dưỡng như:Ensure, Sandosuce,Enalac, Isocal,…1 bữa hòa với 250ml nước chín

b. Các dụng cụ hoặc dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch:

- Bộ dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch

- Dung dịch nuôi dưỡng thông thường

- Glucose 10%,20%             1gG=4Kcal

- A.amin(Nutrsol….)           1Gp =4Kcal

- Lipit ( intralipide 20%)      1g L =9Kcal

Ngoài ra chỉ định của bác sỹ có thêm yếu tố vi lượng, vitamin

c. Các dụng cụ khác:

- Máy thở, bóng Ambu

- Máy hút đờm nhớt và các ống thông hút đờm nhớt vô khuẩn

- Dụng cụ phòng chống loét: Đệm nước, bộ dụng cụ thông tiểu để thu gom nước tiểu

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hoạt động của máy thở:

Xem máy có được khử trùng chưa, hệ thống dây nối có bị hở không, thông số sử dụng có đúng y lệnh không…?

2. Nuôi dưỡng:

a. Nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá (đặt thông dạ dày qua mũi hoặc miệng cho ăn).

Khi cho người bệnh thở máy thường có MKQ hoặc đặt NKQ hay úp mặt lạ mũi

-         Người bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng : Vệ sinh, tư thế…

-         Đo ống thông và đánh dấu vị trí

-         Bôi trơn ống thông

-         Nhệ nhàng đưa ống thông qua mũi hoặc miệng vào dạ dày đến vị trí đánh dấu

-         Kiểm tra ống thông xem đã vào đúng dạ dày chưa ?

-         Bơm hoặc truyền thức ăn từ từ vào dạ dày, bơm nước uống cho người bệnh

 

 

-         Nút đầu ống thông, theo dõi sát NBxem có biến cố gì xảy ra sau khi cho ăn không

-         Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõi chăm sóc.

b. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch: Khi không có chỉ định nuôi dưỡng đường ruột

- Tiến hành: đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên và thời gian nuôi dưỡng đường tĩnh mạch <1 tuần.Sau giờ phải đổi vị trí truyền.Lượng calo cung cấp < 2000Kcalo/ngày.

3. Tính toán lượng calo cần thiết:

- Người bệnh đang thở máy : cần phải ăn đủ protein để tránh teo cơ.Nhung cũng không được cho người bệnh ăn thừa lượng calo,nhất là thừa glucid sẽ gây tăng chuyển hoá và lượng CO2 sẽ bị thừa làm nặng suy hô hấp.

- Nhu cầu năng lượng cơ bản:

  +Nam giới : 30Kcalo/kg/ngày

  + Nữ giới : 25Kcalo/kg/ngày

- Hệ số điều chỉnh:

Khi người bệnh đang thở máy                             Hệ số

 + Sốt trên 37­­­­­0c                                                      1,1

 +Phẫu thuật nhỏ                                                    1,2

 + Đa chấn thương                                                 1,35

 + Nhiễm khuẩn                                                     1,6

 + Bỏng nặng                                                          2,1

- Nhu cầu protein:

     + Thực tế ước tính lượng protein cần200-250mg protein/kg/giờ.

- Nhu cầu glucid: giảm

4. Cách thức nuôi dưỡng:

- Bơm ăn cách quãng từng bữa: thức ăn bơm vào dạ dày phải mới, hợp vệ sinh,ấm,thức ăn không để ôi thiu.

­‑ Khoảng 6 bữa /24 giờ mỗi bữa bơm thức ăn có lượng calo đã được tính , hoà với 250-300ml nước chín đối với người lớn ( Với trẻ em) tuỳ theo lứa tuổi mà ta bơm số lượng mỗi bữa cho phù hợp theo y lệnh của BS.

-Nếu dùng bơm cho ăn tự động cần chú ý thức ăn bơm liên tục do vậy phải đảm bảo mới hợp vệ sinh.Mỗi lần cho ăn không quá 4 giờ.

* Nhũng điều cần chú ý khi cho người bệnh đang thở máy ăn:

-Trước khi cho NB đang thở máy ăn, phải bơm cuff (bống) của ống NKQ hoặc canun MKQ.

- Theo dõi sự cân bằng dịch vào và  ra.

- Sau 48 giờ cần thay ống thông cho ăn .Súp và các thức ăn lỏng tự pha chế lấy thường không đủ chất để nuôi dưỡng qua ống thông .

- Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày cần phải theo dõi : viêm loét thực quản viêm loét dạ dày do stress đầy hơi ,tiêu chảy ,tắc ống thông ,viêm phổi do sặc.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ vào báo cáo

 -Các thông ssố thở máy và sự đáp ứng của người bệnh sau mỗi lần ăn ,sự tiêu hoá

 - Lượng thức ăn ,nước uống ,dịch đưa vào và ra  ( nước tiểu)..

 - Ghi các công việc ,ngày giờ xử trí ,chăm sóc dã làm trong ngày .

 - Ghi lại những vấn đề bất thường của người bệnh và báo cáo BS kịp thời.

 - Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo,ký tên.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

- Hướng dẫn người nhà đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.

 

BÀI 5:

CHĂM SÓC RỬA PHẾ QUẢN

BẰNG ỐNG NỘI SOI MỀM Ở NGƯỜI BỆNH THÔNG KHÍ NHÂN TẠO

 

I. MỤC ĐÍCH:

Sử dụng ống soi mềm rửa phế quản ở người bệnh được đặt nội khí quản, thở máy nhằm giải quyết tình trạng tắc đờm, xẹp phổi, đảm bảo hiệu quả của thông khí nhân tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

-  Giải thích cho người nhà và người bệnh ( nếu người bệnh tỉnh) sự cần thiết tiến hành thủ thuật, ảnh hưởng của quá trình soi rửa phế quản: đau, ho để người bệnh hợp tác.

- Không cho người bệnh ăn trước soi 6 giờ

- Gỡ bỏ răng giả

- Để người bệnh nằm ngửa, kê gối thấp ở vai

- Hút dịch đờm trông ống nội khí quản, canun mở khí quản, miệng, họng.

- Trải khăn mổ có lỗ lên vùng mặt

- Để chế độ thở máy với FiO2=1 trong quá trình soi.

2. Người thực hiện:

- 01 bác sỹ chuyên khoa

- 01 y tá-điều dưỡng trang phục vô khuẩn

- Đảm bảo vô khuẩn trong khi chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện:

Tại khoa Hồi sức cấp cứu

4. Dụng cụ:

a. Dụng cụ soi rửa phế quản:

- Bàn soi đặt cạnh giường, trải khăn vô khuẩn

- Ống soi phế quản mềm được đẻm bảo vô khuẩn trước soi.

- Dụng cụ sinh thiết

-Dụng cụ lấy bệnh phẩm đờm và chất tiết

- Nguồn sáng

- Màn hình : đặt đối diện với người soi

- Bơm kim tiêm gây tê loại 5ml

- Bơm tiêm rửa phế quản loại 50ml.

b. Thuốc:

- Atropin 1/4mg: 2 ống

- Xylocain 2-5%: 5 ống

- Hypnovel 10mg: 2 ống

- Adrenalin 1mg: 2-5 ống

- Morphin 1 ctg.

- Dung dịch rửa phế quản: dung dịch đẳng trương NaCL 0,9% 1000ml ( loại vô khuẩn)

c. Dụng cụ cấp cứu:

- O xy

- Bóng ambu

- Bộ mở khí quản

- Máy sốc điện

- Máy monitor theo dõi mạch, huyết áp, SpO2

- Chuẩn bị phim phối thẳng , nghiêng

- Làm xét nghiệm khí máu trước soi.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.Gây tê:

- Tiêm bắp hoặc dưới da atropin ¼ mg 1 ống

- Phun Xylocain vào mũi  (nếu soi đường mũi)

- Tiêm Hypnovel 10mg: 1 ống tĩnh mạch ( hoặc valium 10mg)

- Chuẩn bị Xylocain vào bơm tiêm để bác sĩ gây tê trước và trong quá trình tiến hành thủ thuật.

2. Soi rửa phế quản:

- Nối ống soi vào nguồn sáng

- Bôi trơn đầu ống bằng thuốc bôi trơn vô khuẩn

- Giữ đầu người bệnh và giúp bác sỹ thao tác đưa ống soi qua thanh môn vào khí phế quản.

- Lấy dung dịch rửa phế quản (Dung dịch đẳng trương NaCL 9%) vào bơm tiêm 50ml

- Bơm dung dịch qua ống soi vào phế quản theo yêu cầu BS ,mỗi lần 20-30ml.

- Lắp ống hút vào ống soi

- Hút dịch rửa và chất tiết, đờm qua ống soi. Kiểm tra lượng dịch hút ra .

- Lấy bệnh phẩm vào lọ vô khuẩn theo yêu cầu BS.

- Hút đờm trong ống NKQ,canun,miệng,họng người bệnh.

- Thường xuyyen quan sát mạch, Huyết áp,Sp02 nếu có thay đổi bất thường (Sp02 <90mmHg) báo cáo BS để quyết định tạm ngừng cuộc soi hay không.

3. Kết thúc cuộc soi:

- Tháo ống soi.

- Hút lại dịch trong ống NKQ,canun,miệng,họng người bệnh

- Vệ sinh, thay lại băng NKQ,canun NKQ.

- Đặt lại người bệnh ở tư thế cũ.

- Giảm dần Fi02 về vị trí ban đầu .

- Làm lại xét nghiệm khí máu.

- Theo dõi sát người bệnh 2 giờ sau soi .

- Chuyển bệnh nhân đi làm xét nghiệm.

- Chụo lại XQ sau 2 giờ.

- Rửa ống soi:

   + Hút sạch đờm, dịch trong ống soi.

  + Rửa ống soi bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn .

  +Rửa sạch bằng nước .

-         Ngâm ống vào dung dịch sát khuẩn 15-30 phút .

-    Rửa lại nhiều lần bằng nước cất.

-         Lau khô ống soi .

-         Đặt vào tủ , bật đèn cực tím 1 giờ ( chú khi rửa ,hoặc sử dụng không để ống cong, gập)

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

-         Ghi chép tình trạng người bệnh trước soi : Ý thức,M,HA, nhiệt độ ,trạng hô hấp ,tình trạng thở máy: Fi02,Vt,Tần số, áp lực đường thở, Sp02

-         Ghi chép diễn biến cuộc soi:

  + M,HA,nhịp thở,Sp02,các diễn bién bất thường.

   + Lượng dịch bơm vào ,lượng dịch hút ra: tính chất ,màu sắc đờm, chất tiết ,dịch rửa phế quản.

  + Thời gian tiến hành.

-         Theo dõi soi phế quản: lập bảng theo dõi nhiệt độ,mạch,huyết áp,nhịp thở.Sp02 (30phút/lần),tình trạng co thắt thanh môn,phế quản,tràn khí màng phổi ,chảy máu thanh môn,khí phế quản.

-         Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích cho người bệnh và thân nhân biết sự cần thiết phải soi rửa phế quản và những biến cố có thể xảy ra.

- Giải thích cho gia đình biết là chỉ cho người bệnh ăn sau khi soi 1-2 giờ :bắt đầu bằng sữa hoặc súp lạnh ,bột dinh dưỡng.

- Giải thích khả năng đau họng,ho,ho ra máu sau soi.

 

BÀI 6:

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẪN LƯU DỊCH MÀNG PHỔI

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo đẫn lưu dịch tốt

- Tránh bội nhiễm dịch màng phổi

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh trước khi làm

- Nếu người bệnh nặng, hôn mê cần có người phụ giúp

- Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi

2. Người thực hiện:

- Y tá- điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên, bác sỹ làm thủ thuật: trang phục y tế đầy đủ

- Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi chăm sóc người bệnh.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Bộ dụng cụ dẫn lưu dịch màng phổi, ống dẫn lưu, thuốc gây tê

- O xy, bóng ambu

- Máy hút liên tục hoặc bình dẫn lưu

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái, dễ thở nhất, thường là nằm đầu cao 30o -40o, nằm nghiêng, phía tràn dịch ở dưới

- Phải hết sức nhẹ nhàng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế người bệnh. Chu y để không làm tuột ống dẫn lưumàng phổi hoặc nội khí quản, canun mở khí quản ( nếu người bệnh thở máy)

- Hướng dẫn người bệnh tập thở máy sâu ( thở bụng, thở chụm môi), tập làm giãn nở phổi  (thổi bóng), tập ho 2 giờ /lần. khi hướng dẫn phải giải thích, khuyến khích vì người bệnh sợ đau không dám thở sâu sẽ làm giảm trao đổi khí.

- Giữ người bệnh yên tĩnh, thoải mái để người bệnh được nghỉ ngơi nhiều

Theo dõi người bệnh:

- Các đấu hiệu sinh tồn: ý thức, nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ

- Theo dõi dấu hiệu đau ngực, ho, khó thở

- Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn và đề phòng nhiễm khuẩn : sốt rét run

- Dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ: vết chọc, chân dẫn lưu, số lượng dịch hút ra, màu sắc, tính chất dịch

- Theo dõi xem ống dẫn lưu thông hay tắc, khoảng 30 phút-1 giờ một lần. kiểm tra tình hình dẫn lưu. Nếu tắc, kẹp đầu ống thông, tuốt ống dẫn lưu từ trong ra ngoài rồi mở kẹp, đảm bảo áp lực rút liên tục, đường dẫn lưu kín, ống đẫn lưu thông, cần chụp X-quang phổi kiểm tra.

- Có dấu hiệu bất thường biểu hiện nhiễm khuẩn phổi phải báo cáo ngay cho bác sỹ biết

- Thực hiện thuốc giảm đau và xét nghiệm theo y lệnh: lấy dịch màng phổi xét nghiệm: tế bào, sinh hoat, soi và nuôi cấy vi khuẩn.

Đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ:

- Người bệnh mất nhiều protin qua dịch màng phổi nên chế độ ăn phải nhiều protein  

 (1g-1,5g/kg/24giờ) vitamin, đảm bảo calo : 2000-3000Kcal/ngày

- Cân người bệnh ít nhất 2 lần/tuần

- Mỗi ngày bảo đảm cho người bệnh uống một lượng nước để có 1,5 lít nước tiểu trong 24giờ. Số lượng nước uống bằng lượng nước tiểu+lượng dịch mất đi qua ống thông màng phổi + 0,5-1 lít (mất nước qua da và mồ hôi)

Giúp người bệnh vệ sinh và chống loét, chống tắc mạch:

- xao bóp, vật lý trị liệu thích hợp.

- Cho người bệnh nằm đệm nước nếu có thể.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi chép thủ thuật và công việc đẫ làm

- Ghi chếp tình trạng người bệnh.

   + Ý thức: tỉnh táo, hoảng hốt, vật vã, hôn mê

   + Màu sắc da: Hồng hào, tím…

   + Nhịp thở,kiểu thở, tình trạng khó thở, đau ngực

   + Kết quả xét nghiệm khí máu, SpO2.

   + Tình trạng nhiễm khuẩn: Sôt, dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, tình trạng dẫn lưu

   + Màu sắc, độ trong đục, số lượng dịch mỗi ngày.

- Kịp thời báo bác sỹ nấu có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm bất thường

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết về tình trạng bệnh và hướng điều trị sắp tới, cung cấp những thông tin thực sự cần thiết liên quan tới diễn biến và tiên lượng của người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập làm giãn nở phổi, xây dựng chương trình luyện tập để phục hồi và tăng cường chức năng hô hấp, tránh biến chứng dày dính màng phổi, xẹp phổi

 

 

 

 

BÀI 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI

 

I MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo dẫn lưu khí tốt.

- Tránh bộ nhiễm.

- Nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Báo, giải thích người bệnh trước khi chăm sóc

- Nếu người bệnh nặng, hôn mê cần có người phụ giúp .

- Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi.

2.Người thực hiện :

- BS,Đ D,KTV trang phục đầy đủ.

- Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện : Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

- Bộ dụng cụ dẫn lưu khí màng phổi ( đã vô khuẩn) và thuốc gây tê .

- catheter hoặc ống dẫn lưu ( các cỡ đã vô khuẩn).

- Máy hút liên tục hoặc bình dẫn lưu kín.

- 0 xy.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Đặt người bệnh ở tư thế thỏai mái ( tư thế Fowler) ,đầu cao 300-400

- Phải nhẹ nhàng khi di chuyển và thay đổi tư thế của người bệnh để phòng tuột ống dẫn lưu khí.

- Dùng thuốc giảm đau nếu có chỉ định.

- Giữ yên tĩnh buồng bệnh để người bệnh nghỉ ngơi.

*Theo dõi:

- Các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, và ý thức để báo bác sỹ.

- Theo dõi dẫn lưu với:

+ Máy hút liên tục để áp lực hút từ 30-40cmH2O.

+ Dẫn lưu đơn giản:  nối ống dẫn lưu với lọ đựng nước sát khue\ẩn để ở thấp (treo dưới thành giường hoặc để dưới đất) bằng một dây dẫn dài có van mọt chiều kiểu Heimlich hoặc tự tạo bằng một ngón tay găng cao su.

- Theo dõi đảm bảo ống dẫn lưu thông liên tục, không tuột, chụp phổi kiểm tra: vị trí đầu ống, độ giãn nở của phổi.

- Theo dõi tình trạng chảy máu ngay sau khi đặt dẫn lưu: tắc ống do máu đông, chảy máu ngoài da

- Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn:

+ Nhiệt độ, rét run …

+ Viêm tấy xung quanh vết chọc.

- Thực hiện thuốc và xét nghiệm theo y lệnh

- Dinh dưỡng người bệnh đầy đử: Chế độ ăn đảm bảo 2000Kcal/ngày, đủ vitamin

- Cung cấp đủ nước, điện giải

- Giúp người bệnh vệ sinh, chống loét

- Thay đổi tư thế, hô hấp trị liệu

- Nằm đệm nước chống loét

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi chép tình trạng người bệnh (để báo bác sỹ)

+ý thức: Tỉnh, hốt hoảng, vật vã, hôn mê

+ Hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, đau ngực

+ Mạch, huyết áp trước, trong , và sau khi làm thủ thuật

+ Tình trạng nhiễm khuẩn: Sốt, dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ, toàn thân

+ Tình trạng dẫn lưu: ống có thông hay bị tắc, có dịch hay không? Áp lực hút?

- Ghi chép thủ thuật và công việc đã làm

- Kết quả khí máu, SpO2

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích cho người bệnh, người nhà biết tình trạng bệnh, diễn biết và hướng điều trị

- Hướng dẫn người bệnh tập thở để giãn nở phổi phục hồi chức năng hô hấp

 

 

BÀI 8:  CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CAI THỞ MÁY

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Chăm sóc người bệnh cai thở máy giúp cho người bệnh mau chóng thoát khỏi phụ thuộc vào máy thở, khi tình trạng hô hấp đẫ ổn định.

- Phòng ngừa, phát hiện người bệnh suy hô hấp trở lại

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Đã tự thở lại được với VT=4-5ml/kg (Đo bằng dung lượng kế hay phế dung kế)

- Khi hút vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cmH2O trong 20giây. Sau khi tháo máy 15phút, Ph máu vẫn bình thường, PaO2>60mmHg, SpO2 >80%, NIF>20cmH2O

- Tư thế rửa nằm nửa ngồi (Fowler)

2. Người thực hiện:

- Y tá- điều dưỡng,KTV chăm sóc hô hấp, bác sỹ chuyên khoa, luôn đứng bên cạnh người bệnh để động viên lúc bắt đầu cai

3. Nơi thực hiện:

Tại khao cấp cứu hồi sức , có Y tá- diều dưỡng thường xuyên theo dõi

4. Dụng cụ:

- Máy hút đờm

- Ống thông hút đờm (không được to quá nửa  tiết diện ống NKQ)

- O xy, ống thông ô xy

- Cung lượng kế hay phế dung kế để đo VT

-Bộ canun MKQ hoặc ống NKQ

- áp lực kế đo lực thở vào âm NIF (negative  inspiratory force)

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác với điều dưỡng

- Tháo máy thở khỏi người bệnh. Cho người bệnh thở o xy 6lít/phút qua ống nội khí quản (hoặc mở khí quản)

- Đo VT tự thở, NIF, ghi lạicác giá trị đo được

- Cho người bệnh tự thở ngắt quãng: 15phút, 30phút, 60phút , 3 giờ, 12giờ tùy theo sức chịu đựng của người bệnh

- Thường xuyên hút đờm và dịch theo nhiều tư thế

- Vỗ, rung ngực, thay đổi tư thế nằm của người bệnh ít nhất 1 giờ một lần, mỗi lần thay đổi lại hút đờm, xoa bóp.

- Nếu có suy hô hấp trở lại: mạch trên 110lần/phút, huyết áp tăng hoặc hạ, nhịp thở trên 30lần/phút, trên điện tim có loạn nhịp, cho người bệnh thở máy lại rồi báo bác sỹ .

- Cho người bệnh thở máy lại ban đêm.

- Khi chắc chắn người bệnh đẫ tự thở lại bình thường NIF>25cmH2O, SpO2, luôn trên 90% mới cho tự thở cả ban đêm. Cần có monitor theo dõi.

IV. ĐÁNH GIÁ GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Theo dõi ghi chép mạch, huyết áp, nhịp thở, điên tim trên monitor đầu tiên 15phút/lần, sau đó 30-60 phút trên lần tùy theo mức độ ổn định

- Mạch phải dưới 100lần/phút

- Huyết áp ở mức bình thường.

- Nhịp thử không quá 30lần /phút

- Nhịp tim không có loạn nhịp tim hoặc ngoại tâm thu

- Ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 : chụp phổi để kiểm tra (báo bác sỹ)

- Ghi chép các thông số, theo dõi: huyết áp, mạch, nhịp thở, tình trạng đờm, mồ hôi, sắc mặt

-Lập kế hoahj chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA DÌNH:

Bắt đầu khi cai thở máy, người bệnh thường có tâm lý sợ hãi nên cần:

- Giải thích cho người bệnh yên tâm, tin tưởng. Yêu cầu người bệnh thở sâu, đều.

- Giải thích cho gia đình: cần tránh nguy cơ bội nhiễm phổi cho người bệnh khi vào thăm

- Không được tự tiện vào hút đờm: nếu người bệnh ho khạc được đờm ra ngoài là tốt

- không được tự tiện lấy ống thông o xy hoặc mở thêm o xy cắm vào ống nội khí quản khi vào thăm người bệnh

- Hạn chế mọi cuộc vào thăm khi người bệnh đang cai thở o xy.

 

 

BÀI 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THÔI THỞ MÁY

 

I.MỤC ĐÍCH:

            - Chăm sóc người bệnh thôi thở máy sau một thời gian thở máy ngắn, giúp cho người bệnh  thở lại tự nhiên một cách an toàn.

          - Luôn đề phòng tình trạng suy hô hấp nặng lên đột ngột sau khi rút máy thở khởi người bệnh, mặc dù thôi thở máy dễ thực hiện hơn cai thở máy và thời gian chăm sóc cũng ngắn hơn.

 

              II.CHỈ ĐỊNH

-         Theo y lệnh của BS chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc gây mê hồi sức.

-         Người bệnh đang thở máy sau gây mê ,bệnh phổi cấp hay ngộ độc cấp nay đã tỉnh,

nhịp thở <25 lần /phút ,mạch ,huyết áp bình thường.

 

III. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh

-         Cần lượng giá trước khả năng hô hấp tự nhiên,nguyên nhân gây bệnh phải thông khí nhân tạo đã hết hoặc đã cái thiện nhiều về thông khí tự nhiên.

-         Vận động hô hấp tốt: nhịp thở dưới 25 lần /phút ,lực thở vào âm (NIF) ít ra là 20 cmH20.

-         Ho khạc mạnh qua ống khí quản.

-         Nếu có bệnh phổi mạn,phải tiến hành như chăm sóc người bệnh cai thở máy.

-         Nếu đo được xét nghiệm các khí trong máu: phải bình thường pH 7,35-7,40;PaCO2 40-45mmHg; Pa02 trên 90mmmHg.

2. Người thực hiện:

- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thôi thở máyphải luôn có mặt tại buồng bệnhcho đến khi đạt được kết quả

-  Bác sỹ chuyên khoa HSCC hoặc kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp.

3. Nơi thực hiện:

-Tại phòng hậu phẫu hoặc khoa HSCC

4. Dụng cụ:

- Máy hút, ống thông hút đờm

- O xy

- Bộ dụng cụ làm vệ sinh miệng mũi.

- Monitor theo dõi SpO2, nhịp tim, nhịp thở, điện tim.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Thường xuyên hút đờm ở nhiều tư thế.

- Cho người bệnh thở o xy 6lít/phút qua ống nội khí quản có ống nối hình chữ T.

- Rút máy thở khỏi ống nội khí quản.

- Tiếp tục theo dõi 20h-48h tiếp theo: mạch, huyết áp, nhịp thở, khả năng khạc đờm, ý thức ở người bệnh bị ngộ độc barbituric, opi, hoặc sau phẫu thuật đặc biệt.

- Chỉ cần theo dõi 1-3h sau thở máy, nếu người bệnh hồi tỉnh sau phẫu thuật thường.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi chép sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức. Nếu thấy có dấu hiệu suy hô hấp phải cho người bệnh thở máy lại ( hoặc bóp bóng ambu), kịp thời báo bác sỹ.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Động viên an ủi người bệnh.

- Giải thích cho gia đình người bệnh yên tâm

- Không cho thân nhân tự tiện đến hút đờm và cho người bệnh thở o xy.

- Không cho người nhà người bệnh đến ghé sát miệng vào mặt người bệnh thì thầm vì có khả năng bội nhiễm cao (từ thân nhân sang người bệnh).

- Tốt nhất là không cho vào thăm hoặc hạn chế tối đa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 10: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Bảo đảm lượng o xy cần thiết đưa vào phổi người bệnh bằng các đường khác nhau: Mũi, mặt nạ, máy thở.

- Duy trì các đường dẫn o xy an toàn không tuột khỏi người bệnh, không hở.

- Theo dõi các thông số cơ bản SpO2, khí trong máu tránh tình trạng thừa hoặc thiếu o xy.

- Hàng ngày thay các ống thông dẫn o xy vào người bệnh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích vì sao phải thở o xy cho người bệnh yên tâm và cộng tác với bác sỹvà điều dưỡng.

- Giải thích cho người bệnh chấp nhận một số khó chịu khi luồng o xy vào mũi.

- Tùy theo tình trạng hô hấp đặt người bệnh ở tư thế:

+ 45o nếu có suy hô hấp.

+ 90o nếu có phù phổi cấp

+Nằm thẳng nếu có trụy mạch

2. Người thực hiện:

Y tá-điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Ống dẫn o xy mũi. Người điều dưỡng phải biết các loại dụng cụ thở o xy để thay thế cho người bệnh khi cần thiết. có thể sử dụng một trong hai loại:

+ Kiểu đeo kính có 02 ống nhỏ cài vào lỗ mũi trước

+ Ống thông đầu có nhiều lỗ để luồn vào gần thanh môn. Có thể dùng ống thông nelaton thay thế tạm thời nhưng hay bị tắc.

- Mặt nạ o xy: Có nhiều kích cỡ, nên phải chọn cỡ phù hợp với người bệnh. Chí ý khe sống mũi thường sâu ở mặt nạ Âu châu, dễ gây hở.

- Có nhiều loại mặt nạ:

+ Mặt nạ mũi chỉ úp vào mũi người bệnh và người hoàn toàn tỉnh.

+ Mặt nạ mặt dùng cho người bệnh không tỉnh táo, hôn mê hoặc há mồm để thở.

- Bình o xy hoặc o xy trung tâm:

+ Nếu là bình o xy phải kiểm tra áp xuất của bình bằng áp lực kế (phải đủ lượng o xy cần thiết)

+ Nếu dùng cho máy thở với phương thức hỗ trợ áp lực, áp lực o xy trong bình o xy nén phải bảo đảm trên 50psi hoặc 3,5atm.

+ Nếu dùng máy tạo o xy cá nhân: Không thể thay o xy nén nếu không có bình chứa. khi dùng o xy nén phải dùng máy tạo o xy trung tâm. Máy tạo o xy cá nhân có bình chứa o xy nén cũng chỉ dùng tạm thời cho máy thở áp lực.

- Các dụng cụ khác: gạc, bình phun xylocain hoặc gei xylocain.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Thở o xy mũi: dùng ống thông mũi vô khuẩn lau qua một gạc có thấm dầu parafin. Đẩy ống thông qua lỗ mũi bằng một đoạn từ lỗ mũi đến dái tai. Nếu người bệnh thấy khó chịu có thể xịt trước xylocain 1-2% vào lỗ mũi. Kiểm tra bình làm ẩm (phải đủ nước đến vạch, mở áp lực kế o xy cho qua bình làm ẩm, điều chỉnh thông số cần thiết) Sau đó mới nối vào ống thông o xy mũi. Dùng băng dính 20cm x 1cm quấn quanh ống thông một vòng vào điểm giữa trước lỗ mũi, rồi cố định bằng hai đầu dính sang hai bên má.

- Thở mặt nạ o xy:

+ Lựa chọn mặt nạ o xy phù hợp với người bệnh.

+ Nối mặt nạ với ống dẫn o xy và bình làm ẩm

+ Điều chỉnh lượng o xy cần thiết.

- úp mặt nạ vào người bệnh. Cố định mặt nạ bằng các dây buộc chằng sau gáy, bảo đảm vừa khít không quá chặt, quá lỏng.

- Theo dõi:

+ Sắc mặt: Sắc mặt đỏ hồng có thể là thừa o xy. Sắc mặt tím: có thể là thiếu o xy, cần thêm lưu lượng o xy

- Kết quả tốt nếu: mạch dưới 100lần/phút, huyết áp bình thường, SpO2 trên 90%.

- Kết quả không tốt nếu: mạch không thay đổi so với trước hoặc nhanh hơn, huyết áp vẫn không thay đổi hoặc giảm hơn, SpO2 giảm hơn trước , dưới 90%.

- Phải báo bác sỹ ngay để thay đổi chiến lược thông khí (Thở máy, tăng lượng o xy)

- Duy trì kết quả thở máy:

+ Thường xuyên hút đờm nếu thấy người bệnh có cơn ho hoặc muốn khạc.

+ Hỗ trợ cho người bệnh ho khạc tốt bằng các biện pháp vỗ, rung.

+ Thay ống thông mũi ngày 1 lần, tốt nhất là 8giờ/1lần.

+ Luồn ống thông mới vào lỗ mũi bên kia và vệ sinh lỗ mũi vừa đặt ống thông, nhỏ mũi bằng nước sát trùng.

+ Báo đảm cho người bệnh ăn đầy đủ nhưng chế độ ăn không quá nhiều đường nếu người bệnh đang có suy hô hấp.

IV. ĐÁNH GIÁ,GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Tình trạng mạch, huyết áp, nhịp thở, màu sắc mặt, môi. Báo ngay bác sỹ nếu có thay đổi.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích cho người bệnh yên tâm.

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng.

 

 

BÀI 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY HÔ HẤP CẤP

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo thông thoáng đường thở. Đảm bảo việc o xy hóa máu và đào thải CO2 bình thường

- Theo dõi sát các diễn biến của bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời các diễn biến xấu.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Người bệnh tỉnh: Giải thích cho người bệnh yên tâm, hướng dẫn một số động tác kĩ thuật cho người bệnh tự làm như: Tập ho, khạc đờm, thở sâu…

- Người bệnh hôn mê: tùy mức độ và nguyên nhân suy hô hấp mà thầy thuốc sẽ quyết định. Cho nằm nghiêng tư thế an toàn (nửa sấp) và đặt canun guedel khi thấy thuốc chưa đến.

2. Người thực hiện:  Điều dưỡng đầy đủ trang phục Y tế.

3. Nơi thực hiện:  Tại giường bệnh.

4.Dụng cụ :

- Nguồn O xy

- Ống thông hoặc mặt nạ thở O xy.

- Máy hút (để áp lực hút< 120mmHg) , ống hút đờm.

- Bộ dụng cụ chọc dò màng phổi.

- Bộ dụng cụ đặt ống NKQ kèm các ống nội khí quản có kích cỡ khác nhau.

- Máy theo dõi độ bão hoà Õy SpO2 và ETCO2

III. Các bước tiến hành

-         Cho người bệnh nằm đầu cao ( trừ trường hợp tụt huyết áp)

-         Hút đờm dãi ở họng miệng mũi nếu có.

-         Giúp người bệnh ho khạc đờm.

-         Cho thở O xy theo chỉ định: nồng độ O xy đạt 40% đối với ống thông mũi (liều 6 lít phút), 60% qua mặt nạ ( với 8 lít phút) và 80% qua mặt nạ có bóng dự trữ. Đối với người bị bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính chỉ cần thở 1-2 lít/ phút.

-         Thực hiện thuốc theo y lệnh : tiêm, uống, khí dung…

·        Khi thấy người bệnh suy hô hấp có một trong các dấu hiệu sau :

-         Rối loạn ý thức.

-         Nhịp tim nhanh >120 lần/phút hay chậm < 50 lần/phút hoặc tụt huyết áp.

-         Cơn ngừng thở hoặc thở chậm <10 lần /phút.

-         Thở nhanh >35 lần /phút.Da xanh tím , vã mồ hôi ,SpO2 dưới 90% ,co kéo các co kéo các cơ hô hấp phụ.

-         Cần để đầu ngửa ,bóp bóng ôXy ,báo bác sỹ biết và chuẩn bị đặt NKQ ngay .

-         Luôn để người bệnh suy hô hấp tại nơi có thể theo dõi tốt nhất đảm bảo:

   + SpO2>92 % đối với suy hô hấp cấp.  ­>90 % đối với đợt cấp bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính ­.

     + Mạch <120 lần /phút

  + Huyết áp ổn định

  + Nhịp thở < 35 lần/phút, không co kéo cơ hô hấp.

·        Ở người bệnh đặt NKQ và thở máy cần theo dõi liên tục:

-         Tình trạng hoạt động của máy thở

-         SpO2, ETCO2

-         Mạch

-         Phản xạ ho

-         Tình trạng đờm dãi ( số lượng , màu sắc)

·        Khi thấy:

-         Áp lực đường thở tăng cao đột ngột

-         SpO2 giảm nhanh

-         Người bệnh thở chống máy :

   + Phải nghi ngờ có tắc đờm hoặc tràn khí màng phổi .

   + Nếu sau khi hút đờm đúng kỹ thuật mà áp lực đường thở vẫn cao , người bệnh thở chống máy thì có khả năng tràn khí màng phổi phải báo BS ngay.

-         Cần trăn trở người bệnh và vỗ rung 2 giờ / lần , cho ăn liên tục qua ống thông dạ dày , đủ calo 25-30 Kcal/kg, tỷ lệ dinh dưỡng thích hợp, bù đủ nước ,đảm bảo nước tiểu 1500-2000ml/24 giờ,đảm bảo hút đờm vô khuẩn.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

-         Ghi chép tình trạng người bệnh:

  + Ý thức: tỉnh táo

  + Màu sắc da : hồng hào, tím

  + Nhịp thở, kiểu thở.

-         Kết quả xét nghiệm khí máu SpO2,ETCO2

-         Tình trạng nhiễm khuẩn

-         Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người và gia đình

- Giải thích cho người bệnh yên tâm điều trị, chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật.

- Khi ra viện cần dặn dò các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ tái phát.

 

BÀI 12: CHĂM SÓC VÀ DINH DƯỠNG NGƯỜI BỆNH

PHÙ PHỔI CẤP

 

I.Mục đích:

- Đảm bảo hô hấp cho người bệnh

  + Tránh tình trạng giảm ô xy máu – mệt cơ

  + Phát hiện sớm các biến chứng , xử lý kịp thời.

  + Để phòng phù phổi cấp trở lại.

- Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh đầy đủ , đúng quy cách.

-  Duy trì cân bằng nước và điện giải.

- Chống nhiễm khuẩn.

- Giúp người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân.

- Chống tắc mạch.

II. Chuẩn bị:

1.Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh.

- Người bệnh hôn mê cần có người phụ giúp.

- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

2.Người thực hiện:

- BS, Đ D đầy đủ trang phục

3. Nơi thực hiện : tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

- Dây thở Ỗy, bình làm ẩm

- Bóng mask,bóng ăm pu.

- ống NKQ các cỡ + Bộ dụng cụ MKQ cấp cứu

- Hộp đèn NKQ- dây truyền MKQ cấp cứu.

- Ống thông hút đờm nhiều cỡ.

- Bơm kim tiêm các loại

- Máy hút,máy thở,Monitor.

- Dây ga rô : 03 cái

- Thuốc: trong hộp chống phù phổi cấp gồm: Morphim, Lasix,Digoxin

  Một số thuốc khác: Aminophylin,Dobutrex, Dopamin,Naloxon.dự phòng nếu là bệnh van tim có Heparin.

III. Các bước tiến hành

1. Bảo đảm hô hấp cho người bệnh:

- Đặt người bệnh ở tư thế ngồi thẳng, 02 chân để thõng.

- Ngừng truyền dịch, truyền máu nếu nghi ngờ là nguyên nhân gây phù phổi cấp.

- Thở Ô xy liều cao 6-8 lít/phút qua ống thông mũi hoặc 100% qua mặt nạ Ô xy.

- Dùng thuốc theo chỉ định của BS.

- Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện ( sau 20 phút SpO2 vẫn dưới 80%) cần can thiệp  thông khí nhân tạo với ô xy 100% trong giờ đầu

- Theo dõi sự thích ứng của người bệnh đối với máy  thở chú ý các dấu hiệu: xanh tím,vã mồ hôi, huyết áp tăng hoạc tụt,mạch nhanh, thở chống máy.

- Tiến hành : Hút đờm đúng kỹ thuật mỗi lần hút không quá 20 giây. Nếu không đỡ báo BS điều trị để xử lý .

- Theo dõi liên tục bằng Monitor, phát hiện sớm các biến chứng để xử lý kịp thời.

2. Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh tối thiểu:

- Ngày 25 calo/kg cân nặng .Tùy thuộc nguyên nhân để có chế độ thích hợp.

- Nguyên nhân tại thận: không ăn nhiều protid,muối.

- Nguời bệnh có bệnh tim mạch cần hạn chế muối .

3. Duy trì cân bằng nước điện giải:

- Hạn chế dịch truyền: phụ thuộc TM TT

- Tăng cường bài niệu( tùy thuộc nguyên nhân gây phù)

- Thể tích dịch vào ( đối với người bệnh có đặt catheter TMTT) = thể tích nước tiểu hôm trước+ 500 (ở người lớn).

4. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân :

- Bảo đảm người bệnh luôn luôn được sạch sẽ

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo các:

- Mức độ xanh tím của da và môi

- Mạch, huyết áp.

- Nước tiểu về số lượng, màu sắc có thể đỏ máu do dùng quá nhiều Heparin.

- Điện tâm đồ.

- Nhịp thở tự nhiên.

- SpO2

- Đo các khí trong máu để kịp thời báo BS nếu XN bất thường.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. Hướng dẫn người và gia đình.

- Thường xuyên giải thích động viên để người yên tâm điều trị,không mất bình tĩnh.Cho người bệnh uống thuốc an thần theo chỉ đạo BS

- Thông báo cho người  tình hình bệnh trong phạm vi có thể.

 

 

BÀI 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRỤY MẠCH (SỐC)

 

I .Mục đích:

- Bảo đảm huyết động người bệnh được theo dõi liên tục qua các thông số như : M,HA,thể tích nước tiểu. Phát hiện và xử lý kịp thời các rối loạn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

- Bảo đảm thông khí cho người bệnh.

- Duy trì cân nước và điện giải- kiềm toan

- Bảo đảm nuôi dưỡng người bệnh đúng quy cách .

- Chống tắc mạch.

- Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân, chống loét.

- Chống nhiễm khuẩn.

II. Chuẩn bị

1.Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh.

- Người bệnh hôn mê cần có người giúp.

- Đặt người ở tư thế thích hợp.

2. Người thực hiện:

Bác sỹ, y tá- điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

- Tại giường bệnh.

4. Dụng cụ:

- Ống thở O xy, bình làm ẩm o xy, bóng ambu

- Ống NKQ, canun MKQ các loại.

- Đèn soi thanh quản.

- Máy hút và ống thông hút đờm nhiều cỡ.

- Máy thở.

- Máy khử rung tim và monitor

- ống thông tĩnh mạch trung tâm(TMTT) + cột đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT)

- Bơm tiêm điện, máy truyền dịch.

- Thuốc:

+ Hộp chống sốc phản vệ.

+Hộp chống phù phổi cấp.

+ Một số thuốc khác: dopamin- dobutamin- heparin.

+ Dung dịch cao phân tử: (Haesteril 6% - Ringer lactat)

+ Các dung dịch đẳng trương

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Đảm bảo theo dõi tình trạng huyết động:

- Sơ cứu chảy máu nếu có ( thường cho người bệnh nằm đầu thấp).

- Đặt ngay một đường truyền ngoại vi với dung dịch đẳng trương NaCL 9%o khi chưa có ống thông TMTT

- Tiến hành truyền dịch hay truyền máu theo y lệnh của Bác sỹ nếu nguyên nhân trụy mạch là do giảm thể tích tuần hoàn.

- Chuẩn bị bơm truyền dịch, máy truyền dịch, catheter TMTT và một số thuốc vận mạch (dopamin,dobutamin, noradrenalin, adrenalin…) sẵn sàng truyền dịch cho bệnh nhân nếu có chỉ định của bác sỹ.

- Nếu người bệnh trụy mạch do sốc phản vệ dùng adrenalin theo chỉ định của bác sỹ.

- HA tối đa <90mmHg hoặc >130mmHg phải báo bác sỹ để diều chỉnh các thuốc khác như: thuốc trợ tim, corticoid, dung dịch cao phân tử… luôn chuẩn bị sẵn sàng để dùng cho người bệnh nếu có chỉ định của bác sỹ.

Theo dõi tình trạng huyết động: mạch, huyết áp, ALTMTT 15phút/lần. nếu dùng thuốc vận mạch.

2. Bảo đảm thông khí cho người bệnh:

Đồng thời với việc cải thiện huyết động của người bệnh cần:

- Cho người bệnh thở o xy 4-6lít/phút

- Chuẩn bị phụ bác sỹ đặt ống NKQ, hut đờm, hô hấp nhân tạo, tùy theo từng trường hợp để có cách xử lý kịp thời thích hợp.

3. Duy trì cân bằng nước và điện giải, kiềm toan:

- Theo dõi lượng dịch vào và lượng nước tiểu để báo bác sỹ tíng bilan nước- dịch

- Theo dõi các dấu hiệu thừa thể tích nước (ALTMTT>15cmH2O):

+ Phù kết mạc

+ Phù toàn thân

+ Phù phổi cấp

- Theo dõi các dấu hiệu thiếu nước (ALTMTT<5mH2O)

+ Da khô, nhăn nheo

+ Môi, miệng khô

+ Lưỡi khô

- Theo dõi thể tích nước tiểu theo giờ <50ml/giờ là thấp phải báo bác sỹ để xử lý kịp thời tránh suy thận chức năng.

- Đảm bảo cân bằng kiềm toan.

- Truyền dung dịch bicarbonat 1,4% hoặc 0,84% nếu có chỉ định của bác sỹ

4.Đảm bảo nuôi dưỡng đầy đủ:

Chế độ ăn đảm bảo đủ calo, tùy thuộc nguyên nhân để có chế độ ăn thích hợp.

5. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân chống loét:

- Tránh cho người bệnh đại, tiểu riện không tự chủ, đảm bảo người bệnh luôn sạch sẽ, đủ ấm

- Cho người bệnh nằm đệm hơi hay đệm nước nếu có chỉ định.

- Thay đổi tư thế 1giờ/lần. Nếu không có suy hô hấp, phù phổi cấp phải cho người bệnh nằm đầu dốc.

6. Dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sỹ:

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Các dấu hiệu màu sắc da.

- Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu.

- Điện tim.

- Nhịp thở tự nhiên.

- SpO2

- Kết quả xét nghiệm các khí trong máu.

- Kết quả điện giải đồ máu.

- Kịp thời báo bác sỹ nếu các xét nghiệm bất thường

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích cho người nhà người bệnh biết tình trạng bệnh của người bệnh, các tình huống sấu có thể xảy ra. Dặn do, hướng dẫn họ những điều cần thiết

- Thường xuyên an ủy, động viên người bệnh để người bệnh an tâm điều trị

 

 

 

BÀI 14: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ CƠN TĂNG HUYẾT ÁP

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bỏa cho người bệnh được theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ.

- Đảm bảo duy trì huyết áp ở mức an toàn và ổn định.

- Tránh được các biến chứng của cơn tăng huyết áp trong quá trình điều trị.

- Đảm bảo dinh dưỡng, nước và điện giải đúng quy cách.

- Làm cho người bệnh tin tưởng vào điều trị.

- Giải thích cho người bệnh hiểu và biết cách tự theo dõi huyết áp

- Tuân thủ chế độ điều trị duy trì.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- giải thích cho người bệnh.

- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

2. Người thực hiện:

- Y tá điều dưỡng đầy đủ trang phục y tế.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, sổ sách ghi chép theo dõi

- Máy điện tim

- Máy theo dõi người bệnh tại giường

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Nhận định, đánh giá tình trạng chung của người bệnh:

- Tuổi, giới, tinh thần người bệnh: tỉnh, mê, lo nắng, hốt hoảng…

- Thể trạng người bệnh: gầy, béo, suy kiệt

- Có liệt, có phù không.

-Có khó thở không, có tím, hồng không

-Hỏi tiền sử người bệnh có cao huyết áp không, các theo dõi và chăm sóc trước đó

2. Đo và theo dõi các chỉ số huyết động

- Đo huyết áp 30phút đến 1giờ/lần để theo dõi cơn tăng huyết áp và hiệu quả điều trị. Phải đo huyết áp tứ chi khi người bệnh mới vào để tránh bỏ sót tăng huyết áp chi trên do hẹp động mạch chủ.

- Lấy mạch cần xem mạch đều hay không đều, so sónh tần số hai bên. Nếu mạch không đều phải đếm nhịp tim bằng ống nghe.

-Ghi điện tâm đề 12 chuyển đạo để phát hiện các tổn thương tim hoặc nhịp tim

- Đặt máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2, tại giường.

- Đếm nhịp thở.

3. Thực hiện các y lệnh của bác sỹ:

- Thuốc hạ áp: trước khi thực hiện thuốc hạ áp theo y lệnh phải đo huyết áp cho người bệnh và báo cho bác sỹ biết kết quả.

- Các thuốc lợi tiểu nên sử dụng buổi sáng.

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh theo y lệnh như:

+ Điện tâm đồ

+ Chụp tim phổi

+Siêu âm tim, siêu âm doppler mạch

+Soi đáy mắt

+ Các xét nghiêm sinh hóa, huyết học cơ bản:

4. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

- Khẩu phần ăn đủ năng lượng, hạn chế muối.

- Nếu béo phì áp dụng chế độ ăn giảm calo

- Tránh dùng các chất kích thích

5. Chế độ nghỉ ngơi:

- Nghỉ tại giường bệnh, giúp người bệnh vệ sinh.

- Tránh gắng sức.

- Tránh các thay đổi đột ngột như nống, lạnh

- Vận động nhẹ tại giường, đảm bảo dấc ngủ cho người bệnh tránh tiếng ồn

- Giúp người bệnh tránh những xúc động mạnh, lo nắng, sợ hãi.

- Động viên và giải thích cho người bệnh kịp thời.

IV. ĐÁNH GIÁ GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi đầy đủ các dấu hiệu, tình trạng ý thức của người bệnh: tỉnh táo, mê, hoảng hốt, sợ hãi.

- Đo và ghi theo giờ quy định, ghi mạch, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu, điện tâm đồ hàng ngày.

- Ghi chép các chế độ chăm sóc.

- Báo cáo thường xuyên với bác sỹ chỉ số huyết áp và các dấu hiệu hoặc xét nghiệm bất thường.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích tình trạng bệnh để người bệnh yên tâm tin tưởng vào điều trị.

- Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu cách tự theo dõi huyết áp tại nhà và biết cách phát hiện mọt số biến chứng của tăng huyết áp.

- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi , luyện tập vận động chế độ ăn uống.

- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị.

- Hướng dẫn chế độ tái khám, và theo dõi tại cơ sở y tế.

- Khuyên người bệnh bỏ thói quen không có lợi như hút thuốc lá, thuốc lào, cà phê, rượu bia

 

 

BÀI 15: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM PHẾ MẠN

 

I.Mục đích:

- Đảm bảo cho người bệnh được hô hấp tốt.

- Cải thiện tình trạng suy tim.

- Đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng, thăng bằng nước điện giải.

- Chống các biến chứng: tắc mạch, loét, tắc đờm.

- Giúp người bệnh tin tưởng vào điều trị, kỹ thuật chăm sóc và hợp tác điều trị.

II. Chuẩn bị:

1.Người bệnh:

- Giải thích động viên cho người bệnh.

- Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa đầu cao 300-450

2.Người thực hiện:  Điều dưỡng trang phục đầy đủ.

3. Nơi thực hiện: tại giường bệnh

4.Dụng cụ:

- Ống thông,mặt nạ thở Ô xy

- Bóng Ambu, ống nội khí quản. 

- Máy thở BiPAP, CPAP.

- ống thông hút đờm, máy hút.

- Máy theo dõi tại giường: Nhịp tim, huyết áp SpO2

- Bơm tiêm điện, máy tuyền dịch.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Đánh giá tình trạng chung người bệnh:

- Tuổi, giới, tinh thần người bệnh: Tỉnh, lơ mơ, ngủ gà, vật vã…

- Thể trạng người bệnh: Suy kiệt, béo phù, phù,…

- Dấu hiệu khó thở: Tím môi, đầu chi, toàn thân, vã mồ hôi, thở nhanh? Thở chậm? co kéo cơ hô hấp

2. Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ hô hấp:

- Tùy theo mức độ suy hô hấp: Nhẹ, trung bình, nặng, nguy kịch mà có các chỉ định phù hợp như thở o xy, BiPAP, hoặc đặt nội khí quản thở máy.

- Đặt máy theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, ETCO2

- Làm thông thoáng đường thở.

+ Để người bệnh nằm đầu cao.

+ Vỗ rung ngực, lưng, dẫn lưu đờm dãi.

+ Hướng dẫn người bệnh cách thở, ho, tống đờm ra ngoài.

+ Hút đờm dãi làm sạch họng miệng, nếu có ống nội khí quản hoặc mở khí quản phải tiến hành hút rửa phế quản.

+ Nếu có thở máy, phải kiểm tra hoạt động của máy thở, sự hợp tác của người bệnh với máy, chú ý xử lý khi máy có báo dộng.

+ Trường hợp người bệnh có tắc đờm, xẹp phổi, phải chuẩn bị tiến hành nội soi phế quản.

+ Cải thiện tình trạng suy tim: đảm bảo o xy và hỗ trợ hô hấ.

3. Thực hiện thuốc theo y lệnh:

4. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh:

5. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

- Đảm bảo 30Kcal/kg, nếu có nhiễm khuẩn, thở máy phải đảm bảo40-50Kcal/kg.giảm glucid, tăng lipit trong khẩu phần ăn.

- Chế độ ăn hạn chế muối nước nếu người bệnh có phù.

- Người bệnh suy kiệt phải tăng protid, acid amin trong khẩu phần ăn.

- Nếu người bệnh ăn kém phải đặt ống thông dạ dày để cho ăn.

- Cân bằng nước ra vào để tránh người bệnh thiếu nước hoặc phù, duy trì nước tiểu khoảng 1,5lít/24giờ.

- Đảm bảo Na, K máu bình thường, bù đủ Mg và P máu với sự tham gia của bác sỹ.

6. Vệ sinh người bệnh, chống loét và chống tắc mạch:

- Vệ sinh thân thể hàng ngày, mùa đông đủ ấm, mùa hè đủ mát.

- Người bệnh nặng, giúp đỡ người bệnh đại tiểu tiện tại giường, vệ sinh hậu môn, sinh dục.

- Xoa bóp, vỗ rung, thay đổi tư thế chống loét do nằm.

- Thuốc dự phòng tắc mạch phổi: Heparin, phân tử thấp theo chỉ định.

7. Chế độ nghỉ ngơi, vận động:

- Giai đoạn bbệnh tiến triển, người bệnh phải nghỉ tại giường, giúp người bệnh vệ sinh thân thể.

- Giai đoạn bệnh ổn định, giúp người bệnh vận động trở lại.

- Tránh các hoạt động thể lực, gắng sức

8. Theo dõi sát và sẵn sàng tham gia cấp cứu:

- Luôn chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu và tham gia cấp cứu cùng bác sỹ.

- Theo dõi sát người bệnh, thường xuyên báo cáo tình trạng bệnh cho bác sỹ.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

Ghi đầy đủ các dấu hiệu:

-         Ý thức người bệnh: tỉnh táo hay lơ mơ ngủ gà.

-         Khó thở, xanh tím

-         Mạch đều hay không đều, tần số, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu, đờm.

-         Điện tâm đồ, SpO2, ETCO2

-         Lập bảng theo dõi, lập kế hoạch chăm sóc.

-         Báo cáo thường xuyên với bác sỹ về tình trạng hô hấp, các dấu hiệu và các xét nghiệm bất thường.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích động viên để người bệnh yên tâm hợp tác điều trị

-Hướng dẫn giải thích cho người bệnh hiểu về bệnh và biết cách tự theo dõi tại nhà như: Đờm, tính chất, số lượng, tình trạng khó thở, phù, theo dõi nhiệt độ, biết khám lại kịp thời.

- Huấn luyện cho người nhà người bệnh kĩ thuật vỗ rung, dẫn lưu đờm tư thế.

- Hướng dẫn người bệnh tập thở, tập ho.

- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động nhẹ tránh gắng sức.

- Yêu cầu người bệnh bỏ thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, tránh môi trường nhiều khói bụi.

- Điều trị sớm và tích cực các nhiễm khuẩn hô hấp.

BÀI 16: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP

 

I.MỤC ĐÍCH:

- Làm giảm cơn đau cho người bệnh.

- Phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra và xử lý kịp thời:

          + Trụy mạch, sốc chảy máu ổ bụng.

          + Suy thận cấp

          + Suy hô hấp cấp

- Đảm bảo dinh dưỡng bằng đường truyền dịch.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích động viên để người bệnh yên tâm điều trị.

- Nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái trên giường bệnh

- Nhịn ăn hoặc cho ăn ít để tránh kích thích tiết dịch tiêu hóa.

2. Người thực hiện:

 Y tá- điều dưỡng

- Đầy đủ trang phục y tế, đội mũ, đeo khẩu trang.

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ và chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện:

Tai giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Dụng cụ phải được xếp gọn gàng đầy đủ trên xe tiêm và thực hiện quy chế vô trùng khi thực hiện thuốc.

- Thuốc:

          + Sandostatin hoặc Stilamin

          + Các dung dịch: Pláma, dung dịch đẳng trương NaCL 9%o, Natribicabonat1,4%....

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Theo dõi các dấu hiêu sinh tần:

- Đếm mạch, nhịp thở, huyết áp 2lần/ngày hoặc tùy theo tình trạng người bệnh, 1giờ/lần, 2giờ/lần hoặc theo y lệnh.

- Nếu huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ thì phải báo ngay cho bác sỹ để xử lý kịp thời.

- Đo nhiệt độ nếu có sốt thi cho chườm lạnh.

- Theo dõi cơn đau, tình trạng bụng, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo cho bác sỹ

- Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu 24giờ.

- Theo dõi dịch dạ dày: số lượng, màu sắc.

2. Thực hiện y lệnh

- Tiêm kháng sinh theo giờ

- Truyền stilamin theo y lệnh

- Truyền dịch.

- Thực hiện các xét nghiệm

3. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt:

- Người bệnh nghỉ ngơi trên giường bệnh, phòng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- Hàng ngày vệ sinh thân thể, quần áo, ga, dùng nước ấm về mùa đông.nếu người bệnh có nôn phải được chăm sóc và thay quần áo ngay.

4. Chế độ dinh dưỡng:

- Người bệnh nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

- Theo dõi dịch dạ dày, số lượng dịch hút ra để báo bác sỹ bù lại cho đủ lượng dinh dưỡng.

5. Theo dõi các biến chứng:

- Thể trạng người bệnh mệt hơn hoặc các dấu hiệu sinh tần không ổn định.

- Đau bụng dữ dội, bụng chướng

- Khó thở, trụy mạch

- Số lượng nước tiểu ít, màu sẫm

- Khi phát hiện các dấu hiệu trên nhất là huyết áp tụt, bụng đau dữ dội, phải báo ngay cho bác sỹ để xử lý kịp thời.

* Sau khi thực hiện y lệnh chăm sóc xong

-Thu dọn dụng cụ

- Rửa tay

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

Người bệnh được chăm sóc tốt khi:

- Các dấu hiệu sinh tồn được ổn định

- Cơn đau giảm

- Các y lệnh được thực hiện đầy đủ

- Người bệnh được theo dõi sát, ghi các diễn biến vào phiếu chăm sóc

- Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sỹ để xử trí kịp thời

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo và ký tên

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Động viên giải thích người bệnh yên tâm điều trị

- Chế độ nghỉ ngơi, và vệ sinh phù hợp

- Hướng dẫn: Người bệnh ăn uống điều độ tránh các bữa ăn thịnh soạn. Khi có các triệu chứng đau bụng, sốt phải đến cơ sở y tế ngay

 

 

 

 

BÀI 17: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Loại bỏ nhanh các thức ăn bị nhiễm đọc ra ngoài cơ thể

- Tránh cho người bệnh những ảnh hưởng của chất độc gây ra

- Bù dịch nước và điện giải cho người bệnh

II. CHUUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Nằm nghiêng bên trái, đầu thấp

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh để hợp tác

2. Người thực hiện:

 Bác sỹ - y tá – điều dưỡng trang phục đầy đủ.

3. Nơi thực hiện:

- Tại giường bệnh

- Bông ngoáy họng gây nôn, các duụng cụ lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm độc chất và vi khuẩn trong chất nôn và phân

- Bộ rửa dạ dày gồm: Thông rửa cỡ lớn 36-40Fr(người lớn), 26-30Fr(trẻ em)

- Dịch rửa dạ dày đẳng trương

- Than hoạt, sorbitol

- Sirô Ipeca 30ml

- Oresol 2 gói x 50g

- Bicarbonat 1.4%

-Nhiệt kế, máy đo huyết áp, ống nghe

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Đo nhiệt độ, lấy mạch, đo huyết áp, ghi vào phiếu theo dõi và nhận xét, 30phút hay 1giờ /lần

2. Nếu người bệnh tỉnh: nôn được ra hầu hết thức ăn, không sốt mạch huyết áp bình thường thì ủ ấm hỗ trợ chăm sóc và theo dõi

3. Nếu người bệnh có mạch nhanh >100lần/phút hay tụy mạch, hạ huyết áp, có các dấu hiệu nặng :

- Truyền dung dịch đẳng trương NaCL9% 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch 60giọt/phút

- Uống nước Oresol uống liên tục nếu có tiêu chảy

4. Nếu biết chắc chắn thức ăn có nhiễm chất độc nguy hiểm:

- Gây nôn

- Rửa dạ dày 3-5lít nước sạch có pha 5g muối trong một lít nước, lấy 200ml dịch đưa đi xét nghiệm độc chất

- Uống than hoạt 30g cùng với 30g sorbotol

5.  Nếu người bệnh đau bụng đi ngoài có máu, sốt:

- Đo nhiệt độ 3giờ/lần, cấy phân, cấy thức ăn ô nhiễm

- Báo bác sỹ để điều trị

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ BÁO CÁO:

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, số lượng phân, lượng chất nôn và lượng nước tiểu 1giờ, 2giờ, 3giờ/lần…

- Tình trạng người bệnh: Mệt, đau bụng, nôn, đi ngoài, sốt, thông báo cho bác sỹ biết

- Lấy các xét nghiệm, đưa mẫu bệnh phẩm tìm độc chất, vi khuẩn.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Người bệnh bị ngộ độc cấp thức ăn có thể do thức ăn không được nấu chín, không được làm sạch và để sạch trong quá trình nấu, vì thế cần hướng dẫn cho người bệnh nên ăn uống sạch và chín,tránh để thức ăn bị nhiễm bẩn, nhiễm độc

- Nếu bị ngộ độc thức ăn nên đến bệnh viện hay gọi điện thoại cho TT chống độc để được chỉ dẫn.

- Luôn điầu tra kỹ khả năng tự đầu độc hay bị đầu độc

 

 

BÀI 18: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM ĐƯỜNG MẬT

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Làm giảm cơn đau cho người bệnh.

- Phát hiện sớm các biết chứng báo bác sỹ để xử lí kịp thời.

- Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đủ calo phù hợp cho người bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích, hướng dẫn động viên để người bệnh yên tâm.

- Nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái tại giường

- Nhận định tình trạng người bệnh

          + Mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp.

          + Vàng mắt, vàng da

          + Rối loạn tiêu hóa

          + Nước tiểu

- Người thực hiện: Ytá- Điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Dụng cụ được xắp xếp đầy đủ gọn gàng trên xe chăm sóc người bệnh.

- Thực hiện đầy đủ quy chế vô trùng khi thực hiện thuốc và chăm sóc cho người bệnh.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh:

- Người bệnh nằm nghỉ trên giường. nên xếp giường ở cạnh cửa sổ để theo dõi vàng da.

- Vệ sinh răng miệng, thân thể. Thay quần áo, ga hàng ngày. Dùng nước ấm về mùa đông. Nếu người bệnh có nôn phải xem chất nôn, màu sắc , số lượng kịp thời báo bác sỹ biết.

2. Chế độ ăn uống:

- Hướng dẫn người bệnh ăn nhẹ, dễ tiêu (Súp, nước hoa quả)

- Thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ calo nhiều glucid, protid, và vitamin, ít béo.

- Lượng dịch vào (ăn uống) 1,5lít đến 2,5lít/24giờ

3. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn:

- Đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp 2lần/ ngày và thực hiện chế độ theo dõi theo y lệnh

- Đo nhiệt độ: nếu  sốt chườm lạnh trán, ben nhưng không chườm ở vùng gan nếu bất thường báo cho bác sỹ.

4. Theo dõi cơn đau, màu sắc da, niêm mạc mắt:

- Theo dõi nước tiểu, phân (màu sắc, số lượng 24giờ)

5. Thực hiện y lệnh:

- Thực hiện thuốc theo y lệnh đầy đủ

- Chuẩn bị và thực hiện các xét nghiệm phục vụ điều trị và chuẩn đoán đầy đủ: Siêu âm đường mật, đường máu,…….

* Theo dõi các biến chứng:

- Thể trạng sấu hơn hoặc các dấu hiệu sinh tồn- không ổn định

- Sốt cao, tụt huyết áp,đau bụng, chướng bụngcó thể do sốc nhiễm khuẩn, thủng túi mật, viêm màng bụng.

- Số lượng nước tiểu ít, màu sẫm.

- Da mặt, củng mạc mắt vàng

- Đau bụng nhiều có chướng bụng thì báo bác sỹ biết ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu trên.

- Sau khi thực hiện y lệnh và chăm sóc xong.

          + Thu dọn dụng cụ gọn gàng

          + Rửa tay

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Các dấu hiệu sinh tồn

- Thể trạng

- Cơn đau

- Tình trạng dinh dưỡng

- Ghi vào phiếu chăm sóc

- Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường phải báo ngay bác sỹ để xử trí kịp thời

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo và ký tên

V. HƯỚNG DẪN HƯỜNG BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Động viên người bệnh ăn uống

- Hướng dẫn và cùng người nhà đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

- Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh phù hợp với tình trạng bệnh

 

 

 

BÀI 19: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh tốt

- Phòng tráng tai biến xảy ra khi cho người bệnh ăn qua ống thông

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Nằm nghiêng bên trái, đầu thấp

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết để hợp tác

2. Người thực hiện:

Y tá- Điều dưỡng

- Đầy đủ trang phục y tế sạch sẽ

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Thức ăn lỏng theo y lệnh

- Bơm tiêm 50-100ml

- Nước chín

- Khăn ăn, khăn bông nhỏ

- Khay đựng thức ăn

- Ông nghe (nếu cần)

- Băng dính, kéo( nếu cần)

- Nhiệt kế đo nhiệt độ thức ăn

- Kẹp ống thông

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giải thích và hướng dẫn người bệnh rõ ràng

- Đặt người bệnh ở tư thế hơi gập người hoặc nghiêng sang một bên

- Trải các khăn ăn

- Kiểm tra việc đặt ống thông

- Tiến hành cho ăn chậm, không để không khí nọt vào ống

- Quan sát tình trạng người bệnh trong suốt quá trình cho ăn

- Bơm nước tráng ống sau khi cho ăn

- Đậy nút ống và cố định chắc chắn

- Để người bệnh ở tư thế đầu cao trong khoảng 30 phút- 1giờ sau khi cho ăn

- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch để vào nơi quy định

IV. ĐÁNH GÍA – GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi lại giờ cho ăn, số lượng và thời gian đã cho ăn, đáp ứng của người bệnh đối với thức ăn.

          + Nôn: tạm ngừng cho ăn, đặt người bệnh nằm nghiêng đầu thấp

          + Sặc: hút dịch và thức ăn còn lại ở họng, hút đờm qua ống nội khí quản hay mở khí quản nếu có

- Báo cáo hoặc ghi lại mọi quan sát khác có liên quan: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp nếu có sặc

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Dặn người bệnh hoặc người nhà người bệnh không tự y rút ống thông, không tự ý bơm thức ăn

- Tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh về chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin phù hợp với tính chất của người bệnh

- Luôn bảo đẩm dụng cụ cho ăn và thức ăn sạch sẽ, đúng chất lượng

 

 

 

BÀI 20: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY THẬN CẤP

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Theo dõi và nhận định các dấu hiệu nặng của suy thận cấp

- Chuẩn bị người bệnh để lọc máu khi có chỉ định

- Hướng dẫn, giám sát chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Nằm đầu cao khi có khó thở

2. Người thực hiện:

-Y tá- điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ

3. Nơi thực hiện:Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Cân

- Huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, dây chun(băng ép)

- Bộ đặt thông tiểu, túi tiểu, túi nôn

- Monitor theo dõi người bệnh tại giường

- Máy ghi điện tim

- ống đựng máu làm các xét nghiệm tại giường

- Các thuốc cấp cứu

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Đánh giá cân nặng trước và hiện tại của người bệnh và các dấu hiệu sau:

- Nôn mửa, ỉa lỏng,phù, mất nước, thiếu máu, ý thức

-Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim

- Nước tiểu/giờ, nước tiểu/24giờ

- Các dấu hiệu suy hô hấp:

2. Lấy máu và nước tiểu xét nghiệm cấp cứu theo y lệnh:

3. Mắc monitor theo dõi tại giường:

Làm điện tâm đồ phát hiện bất thường và báo cáo bác sỹ

4. Chuẩn bị các thuốc cấp cứu:

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ

5. Vệ sinh cá nhân và chống loét:

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Cân nặng trước kia và hiên tại

- Dấu hiệu toàn thân: nôn, ỉa chảy, phù, thiếu máu, ý thức

- Dấu hiệu mất nước: mức độ mất nước

- Mạch, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp

- Dấu hiệu khác của suy hô hấp:

- Nước tiểu/giờ, nước tiểu/24giờ, màu sắc và số lượng

- Ghi chép các thông số trên máy

- Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sỹ

- Thực hiện chế độ nước, calo, điện giải,

- Nước vào/24giờ=số lượng nước tiểu trong 24giờ công với 500ml nước, nếu không có phù

- Calo: 20-30Kcalo/kg/24giờ

- Hạn chế thức ăn có nhiều K+ ,P, Mg, cam, chuối, hồng xiêm.

- Ăn nhạt tương đối

- Đặt ống thông tiểu: thời gian, cỡ số, diễn biến cụ thể của kỹ thuật

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Người bệnh suy thận cấp do ngộ độc: giải thích để người bệnh và gia đình người bệnh biết mức độ nguy hiểm và tuyên truyền giáo dục để giảm nguy cơ mắc.

- Giải thích để người bệnh hiểu và an tâm điầu trị bệnh

- Giải thích để người bệnh hợp tác và tuyệt đối tuân thủ chế độ thuốc và ăn uống, chế độ theo dõi nâu dài.

- Giải thích về chế độ ăn uống của người bệnh cho gia đình để hợp tác với điều dưỡng có hiệu quả

 

 

BÀI 21: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DỊ ỨNG THUỐC

 

I. MỤC ĐICH:

- Làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng

- Để phòng và phát hiện các biến chứng có thể xảy ra để kịp thời xử lý

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

Giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm

- Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp

2. Người thực hiện:

- Điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh bị dị ứng

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

          Tùy theo nhận định của người bệnh mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp

- Xe thay băng

- 1 bộ dụng cụ thay băng vô trùng gồm:

          + 2 kẹp phẫu tích

          + 2 kéo

          + 1 pince có mấu

          + Bát kền

          + Gạc miếng, gạc củ gấu, bông tròn

- Găng tay vô khuẩn, găng tay sạch

- Dụng cụ khác gồm:

          + ống nghe, nhiệt kế, huyết áp kế

          + Khay quả đậu

          + Khay chữ nhật

          + 1 kéo, 1 kẹp phẫu tích, băng dính

          + Cồn 70O, bột tan, ete

          + Thuốc và dụng cụ sát khuẩn

          + Chậu nước ấm, 1 khăn mặt bông to, 1 khăn mặt bông nhỏ, 1 tấm vải nót, 1 tấm nilon

          + Ga, quần áo sạch

          + Túi đựng đồ bẩn

          + Lò sưởi

          + Đệm chống loét

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

          Theo dõi tình trạng toàn thân và các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh

- Quan sát người bệnh: sắc mặt, da tổn thương…

- Đo mạch, nhiệt độ huyết áp , nhịp thở, nước tiểu 24giờ

- Tình trạng tinh thần của người bệnh

- Chăm sóc cơ bản và đặc biệt:

- Tùy mức độ nặng của người bệnh bao giờ cũng phải chú ý vệ sinh môi trường xung quanh: thay ga hàng ngày, không cho người nhà vào thăm nhiều.

- Chăm sóc: các vết loét, các tổn thương của da, các hốc tự nhiên.

- Tinh thần: ân cần, thông cảm, quan tâm để người bệnh tên tâm tin tưởng điều trị

- Giúp hoặc làm vệ sinh thân thể, răng miệng, mắt mũi, bộ phận sinh dục, phòng dính và nhiễm khuẩn

- Chăm sóc các kỹ thuật được áp dụng trên người bệnh nếu có: như chườm lạnh, đặt thông dạ dày , đặt ống thông bàng quang

- Nuôi dưỡng:

+ uống: nếu người bệnh uống được phải cho uống nhiều nước, uống nước cam, nước chanh đường

                   + Ăn: Tránh các thức ăn có nhiều nguy cơ dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng, ăn nhiều hoa quả, hạn chế muối, nên ăn lỏng, ăn nhẹ

                   + Nếu người bệnh không tự ăn được phải nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch, qua thông dạ dày

- Phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng bất thường của dị ứng như: phù, sốc phản vệ, hội chứng Stevens, …và báo cáo ngay cho bác sỹ để xử trí kịp thời các biến chứng xảy ra.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Báo cáo những biến cố đã xáy ra khi chăm sóc

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh biết cách phòng tai biến dị ứng do thuốc.

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, đúng liều và cách phát hiện sớm các dấu hiệu dị ứng.

- Tránh ăn uống những thức ăn, thuốc đã gây dị ứng

- Hướng dần người bệnh và người nhà cho người bệnh ăn uống theo đúng chỉ định của bác sĩ và y tá điều dưỡng

- Hướng dẫn người bệnh giữ thân thể luôn luôn kho ráo và sạch sẽ

 

 

 

 

BÀI 22: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Phòng tránh hôn mê gan

- Phòng tránh nguy cơ chảy máu

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng

- Phòng tránh các tổn thương da

- Đảm bảo chế độ hoạt động thể thao hợp lý

- Hỗ trợ thực hiện an toàn các thủ thuật

II CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm

- Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp

2. Người thực hiện:

- Y tá-Điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện:

Phòng bệnh hoặc buồng thủ thuật

4. Dụng cụ:

- Máy đo huyết áp, đồng hồ đếm mạch, nhiệt kế

-  Cân, thước dây, chai có vạch đo thể tích.

- Máy monitoring theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở, SpO2

- Nếu có làm thủ thuật: chuẩn bị dụng cụ tùy theo từng thủ thuật

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

A. PHÒNG TRÁNH HÔN MÊ GAN:

1. Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan

2. Cần thông báo ngay cho bác sỹ khi có các rối loạn ý thức,…

3. Nếu hôn mê gan:

- Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn, hút đờm dãi hầu họng, đặt canun tránh tụt lưỡi

- Thụt tháo đại tràng nếu có xuất huyết đường tiêu hóa

- Thuốc nhuận tràng, kháng sinh đường ruột và các điều trị khác theo y lệnh của bác sỹ

B. PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ CHẢY MÁU:

1. Chú ý phát hiện, ghi chếp và báo cáo các dấu hiệu chảy máu da, niêm mạc: chấm, mỏng xuất huyết dưới da, bầm máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

2. Phát hiện báo cáo và theo dõi xuất huyết tiêu hóa:

- Theo dõi số lượng, màu sắc, chất nôn và phân

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn: ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở

- Theo dõi công thức máu

3. Đặt người bệnh ở nơi an toàn, tư thế chắc chắn để phòng ngã, chấn thương

4. Các động tác chăm sóc, thăm khám, thủ thuật phải hết sức nhẹ nhàng tránh các sang chấn cho người bệnh.

5. Cần băng ép mạch lâu hơn sau khi tiêm truyền.

C. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG:

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh

2. Nên bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, vitamin K và tuyệt đối không uống rượu.

3. Động viên và hỗ trợ về ăn uống cho các người bệnh chán ăn, mệt nhiều, suy kiệt.

- Động viên và giúp cho người bệnh ăn.

- Chú ý chọn các món ăn hợp khẩu vi hoặc các món ăn ưa thích của người bệnh

- Nên chia nhỏ các bữa ăn

4. Nếu người bệnh nôn nhiều, ăn uống quá kém: Đặt thông dạ dày và bơm ăn qua thông.

5. Nếu người bệnh phù hoặc cổ trướng:

- Nằm nghỉ trên giường

- Hạn chế ăn muối dưới 2g/ngày

- Hạn chế ăn, uống nước

- Có thể dùng các thuốc lợi tiểu(theo chỉ định của bác sỹ)

- Đo vòng bụng hàng ngày (để theo dõi cổ trướng)

6. Theo dõi cân nặng hàng ngày.

D. PHÒNG TRÁNH CÁC TỔN THƯƠNG DA:

1. Giúp người bệnh vệ sinh thân thể sạch sẽ.

2. Giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên phòng tránh leót.

3. Các động tác chăm sóc trên da phải rất nhẹ nhàng tránh gây các tổn thương da.

E. ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ:

1. Giai đoạn bệnh đang tiến triển: cho người bệnh nằm nghỉ, giúp người bệnh làm các sinh hoạt tối thiểu,  hạn chế người đến thăm hỏi

2. Động viên người bệnh hoạt động dần trở lại khi bệnh đã ổn định

F. HỖ TRỢ THỰC HIỆN AN TOÀN CÁC THỦ THUẬT:

1. Chuủan bị đầy đủ dụng cụ cần cho thủ thuật và các phương tiện theo dõi cần thiết.

2. Theo dõi sát tình trạng người bệnh trước, trong, và sau khi làm thủ thuật

3. Luôn sẵn sàng giúp đỡ bác sỹ xử tí các tình huống cấp cứu.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi chép hồ sơ và báo bác sỹ các thông số cơ bản: ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

- Các triệu chứng và biến chứng cần theo dõi và chăm sóc

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Chế độ ăn uống điều độ, kiêng rượu, hạn chế muối, nước nếu có phù.

- Chế độ hoạt động vừa phải tùy theo thể lực, tránh bịi quá mệt.

- Hướng dẫn theo dõi các triệu chứng của bệnh và các nguy cơ

 

 

 

BÀI 23: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Giảm sốt cho người bệnh một cách an toàn

- Tránh được các tai biến

- Phát hiện sớm các biến chứng

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích động viên hướng dẫn người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào thao tác của người điều dưỡng

- Để người bệnh ở tư thế thoải mái, nằm nơi thoáng mát.

2. Người thực hiện:

- Y tá- diều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

- Phải đảm bảo tuyệt đối vi khuântrong khi thực hiện chăm sóc người bệnh.

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Nhiệt kế

- Gạc sạch, khăn mặt

- Túi chườm, vải bọc túi

- Chèn lưỡi

- Cồn 90o

- Đá chườm đập nhỏ

- Sô nhựa 3-5lít

- Khay men chữ nhật 2 chiếc

- Khay quả đậu 1 chiếc

- Ca uống nước

- Thuốc hạ sốt theo chỉ định

- Bút ghi, phiếu theo dõi

* Tất cả dụng cụ được xếp vào xe đẩy

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Phát hiện sốt:

- Đo nhiệt độ cho người bệnh ở miệng hoặc hậu môn

- Khi lấy nhiệt kế ra phải sát khuẩn

- Ghi kết quả vào bảng theo dõi

2. Hạ sốt:

a. Người bệnh sốt từ 38-39oC:

- Để người bệnh nằm thoải mái thoáng mát, nới rộng quần áo, vải đắp

- Lấy khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, bẹn, hố lách, vùng gáy… hoặc lau người bằng khăn ướt có thể pha cồn rồi để nước và cồn tự bốc hơi ( lau mát)

- Theo dõi người bệnh 1giờ/lần và ghi vào bảng theo dõi

b. Người bệnh sốt trên 39oC trở nên:

- Để người bệnh nơi thoáng mát, bỏ vải đắp, nới rộng quần áo, nằm đầu thấp nghiêng về 1 bên

- Cho đá đã đập vào túi chườm, lau khô túi chườm cho vào vải lọc

- Đạt túi chườm lên vùng có động mạch lớn đi qua

- Khoảng 10-15phút thay đổi vùng chườm

- Đo nhiệt độ tới gần bình thường 37-37,5oC thì thôi chườm

- Theo dõi tình trạng mất nước

c. Người bệnh sốt cao có mê sảng:

- Để người bệnh nằm giường có thành chắn, đầu thấp

- Đặt canun chèn lưỡi

- Chườm lạnh cho người bệnh.

- Dùng thuốc theo chỉ định.

- Lấy nhiệt đọ 15-30phút/lần

- Điều dưỡng ;uôn có mặt bên cạnh người bệnh để xử lý và phát hiện các biến chứng khác

3. Dinh dưỡng:

Bảo đảm nuôi dưỡng đầy đủ calo, đặc biệt là sốt do nhiễm khuẩn

4. Vệ sinh:

- Vệ sinh thân thể

- Chăm sóc các vết thương nhiễm khuẩn,Thay băng khi thấy băng ngoài cùng thấm mủ. rửa vết thương, vết mổ.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi toàn bộ những công việc đã thực hiện đối với người bệnh và các chỉ số sinh tồn.

- Nếu có co giật, hôn mê, trụy mạch, rối loạn nhịp thở phải báo cáo ngay

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Sự có mặt của y tá- điều dưỡng rất cần thiết cho người bệnh khi sốt cao mê sảng

- Động viên an ủi người bệnh để họ yên tâm, dặn dò người nhà người bệnh không được cho người bệnh uống thuốc hạ nhiệt khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh cách chăm sóc nuôi dưỡng.

- Giáo dục cho người bệnh và người nhà cách phòng chống lây nhiễm nếu có bệnh truyền nhiễm.

 

 

 

BÀI 24: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT MỤC

 

I.MỤC ĐÍCH:

- Làm cho loét mục mau lành

- Chống nhiễm khuẩn bệnh viện qua loét mục

- Hạn chế loét mục phát triển

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Người bệnh được giải thích về chế độ chăm sóc

- Đặt người bệnh ở tư thế phù hợp cho chăm sóc

2. Người thực hiện:

Y tá- điều dưỡng

- Trang phục y tế đầy đủ

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ: xe thay băng

* 1 bộ dụng cụ thay băng vô trùng gồm có:

- 2 kẹp phẫu tích

- 2 kéo(1 cong, 1 thẳng)

- 1 pince có mấu

- 1 bát kền

-Gạc miếng, gạc củ ấu, bông cầu

- Găng tay

* Dụng cụ khác gồm:

- Khay quả đậu

- Khay chữ nhật

- 1 kéo, 1kẹp phẫu tích, băng dính

- Cồn, bột tan, ête, thuốc và dung dịch sát khuẩn, thuốc theo chỉ định của bác sỹ

- Nhiệt độ, huyết áp, ống nghe,

- Ga, quần áo, chăn màn sạch, …1 tấm nót nilon, chậu nước ấm, 1 khăn mặt bông to, và làm lại chăm sóc.

- Đêm hơi luân chuyển, đệm nước, đệm bọt.

- Túi đựng đồ bẩn

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.Chăm sóc vết loét:

- Nhận định mức độ loét mục.

- Tùy theo leót mục mà có kế hoạch chăm sóc cụ thể như khi nào thay băng và làm lại chăm sóc

- Đeo găng, trải tấm lót dưới vùng bị loét, đổ các dung dịch sát trùng ra bát kền. mở hộp dụng cụ vô khuẩn, đi găng vô khuẩn vào, lấy bơm tiêm hút mủ, đồng thời cấy máu nếu người bệnh sốt.

- Dùng kịp phẫu tích rửa sạch vết thương lần lượt bằng các dung dịcho xy già….

- Kết hợp lau rửa sạch vùng ẩm ướt, xao bóp xung quanh vùng tì đè, vùng bị loét bằng bột talc và cồn 70o

- Thay ga, quần áo cho người bệnh, đặt người bệnh về tư thế thích hợp

- Nếu người bệnh cần phải nằm đệm chống loét, y tá điều dưỡng đặt người bệnh nằm trên cáng, chuẩn bị đệm chống loét xong chuyển người bệnh nên giường

- Thu dọn dụng cụ, khử trùng dụng cụ, rửa tay

2. Nuôi dưỡng:

Bảo đảm nuôi dưỡng tốt NB, đủ calo là ĐK kiên quyết để loét mục chóng lành

3. Chăm sóc:

Xao bóp, nằm đệm nước, thay đổi tư thế tránh cho NB nằm tì đè vào vết loét.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Báo cáo những biến cố đã xảy ra trong khi chăm sóc, tiến triển của vết loét, màu sắc, kích thước của vết loét.

- Ghi chép đầy đủ chính xác các dấu hiêu sinh tồncủa người bệnh:mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, chăm sóc đệm chống loét.

- Xem các kết quả xét nghiệm: vi khuẩn, mủ, máu

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh không được tự động điwuf trị bằng các phương pháp không theo chỉ định của bác sỹ

- Nên phòng loét hơn là trị loét

- Nếu người bệnh hôn mê nên cho người bệnh nằm đệm chống loét ngay, đặt ống thông bàng quang có ống dẫn lưu.

- Luôn giữ cho người bệnh khô ráo

- Vận động lí liệu pháp, thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh,

- Dinh dưỡng: cho người bệnh ăn đủ calo, vitamin, động viên người bệnh và người nhà người bệnh nuôi dưỡng tốt

BÀI 25: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẢY MÁU ĐƯỜNG TIÊU HÓA

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Giúp người bệnh cầm máu và ổn định huyết áp

- Phòng và chống loét khi mất máu nhiều

- Theo dõi diễn biến của bệnh

- Tránh cho người bệnh hút phải máu và dịch nôn

- Phát hiện và phòng ngừa những biến chứng khi chảy máu kéo dài

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

-Nằm bất động tại giường, tu thế đầu thấp nếu huyết áp tụt, chân kê cao.

- Nếu người bệnh có nôn để nằm tư thế nằm nghiêngan toànvà

- Giải thích động viên cho người bệnh yên tâm, tránh lo nắng sọ hãi.

- Huướng dẫn người bệnh những điều cần thiết thực hiện và phối hợp trong công tác chăm sóc.

2. Người thực hiện:

- Y tá điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Huyết áp, ống nghe

- Bộ ống thông dạ dày

- Các ống hút

- O xy

- Bộ dụng cụ rửa dạ dày

- Bô vịt, ống nôn, chậu, ca.

- Khăn mặt, xà phòng thơm.

- Nước lạnh O-5oC

- Bộ soi dạ dày ống mềm và bộ dụng cụ gây xơ búi mạch chảy máu

- ống thông tĩnh mạch và bộ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

- Dung dịch đẳng trương, và các dung dịch khác

- Máu cùng nhóm

- Stilamin,…

    (Tất cả sẵn sàng khi có y lệnh)

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Theo dõi tình trạng huyết động, đo mạch, nhịp thở, huyết áp 15phút, 30phút,1giờ, 3giờ/lần theo y lệnh

- Theo dõi màu sắc chất nôn, phân xem có còn chảy máu nữa không

- Làm nhóm máu cấp đếm hồng cầu, đo hematocrit 3giờ/lần

- Đặt một kim truyền tĩnh mạch ngoại biên để truyền dịch đẳng trương, truyền máu

- Cho người bệnh thở o xy nếu có khó thở

- Đặt ống thông dạ dày để rửa dạ dày bằng nước lạnh. Theo dõi màu sắc nước dạ dàycho đến khi nước trong. Sau đó đặt ống thông dẫn lưu ra một chai thủy tinh hoặc túi chất dẻo để theo dõi tình trạng chảy máu cấp do viêm loét dạ dày- tá tràng

- Sưởi ấm cho người bệnh.

- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, báo bác sỹ nếu áp lực trung tâm xuống dưới 5cmH2O hoặc cao hơn 10cmH2O

- Theo dõi biến chứng như trụy mạch, tụt huyết áp, dấu hiệu sốc. phát hiện sớm báo cáo bác sỹ ngay để tiến hành nội soi cầm máu hoặc phẫu thuật

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Những công việc đã làm

- Những biến cố đã xẩy ra khi chăm sóc

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết, trong sinh hoạt và chế độ ăn uống …

-Không ăn thức ăn nóng, các chất kích thích, chua cay…

- Không uống bia rượu

- Không uống aspirin hoặc vitamin C

- Nằm nghỉ tại chỗ và theo dõi 24/24giờ

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết bệnh nặng có thể tiến triển sấu hơn.

- Không tiên đoán trước được mà phải theo dõi chăm sóc, tuân thủ đúng quy định đã hướng dẫn để giúp người bệnh qua khỏi giai đoạn nguy kịch.

 

 

 

BÀI 26: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Duy trì các chức năng sống: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoat, bài tiết

- Phòng ngừa biến chứng: viêm phổi do sặc nhiễm khuẩn, loét, giúp người bệnh vệ sinh cá nhân

- Phục hồi chức năng vận động hạn chế các di chứng

- Giáo dục cho người bệnh và gia đình các biện pháp tự theo dõi và chăm sóc khi đã xuất viện

II CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm

- Nếu người bệnh nặng cần có người phục vụ

2. Người thực hiện:

- Y tá điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh

 3. Nơi thực hiện:

- Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở, khí máu, huyết áp.

- Máy hút, ống thông hút đờm, ống thông cho ăn

- Bột dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng

- Giường có thay đổi tư thế và có đệm chống loét

- Thuốc: heparine, Aspegic,  …

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn:

a. Hô hấp:

- Tình trạng hô hấp, thở nhanh hay thở chậm, có ứ đọng dịch tiết

- Có rối loạn nhịp thở.

- Kiểu thở

- Đặt một canun miệng để tránh tụt lưỡi

- Nếu có hôn mê sâu, rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp báo cáo bác sỹ, để có thể phải đặt ống nội khí quản

b. Tim mạch:

- Huyết áp: theo dõi nấu huyết áp tối đa lên quá 200mmHg, phải báo ngay bác sỹ

- Nhịp thm: tần số nhịp tim nếu có rối loạn nhịp tim phải báo ngay cho bác sĩ

- Các dấu hiệu xuất huyết ngoài da:  tiểu máu, chảy máu lợi khi đang sử dụng thuốc chống đông

c. Tình trạng liệt, thần kinh:

- Quan sát đánh giá người bệnh tỉnhhay mê thông qua bảng điểm Glasgow

- Có liệt thần kinh

- Phản xạ ho, nuót.

- Chức năng bài tiết, tiêu hóa.

- Tiêu hóa: cần đặt ống thông dạ dày để nuôi dưỡng và xem xét có xuất huyết tiêu hóa hay không

- Bài tiết nước tiểu: đặt túi hoặc ống thông bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu 1giờ hay 24 giờ

2. Phòng ngừa các biến chứng:

- Vệ sinh các hóc tự nhiên ngày 2-3 lần

-Thay ga, quần áo người bệnh ít nhất ngày 1 lần

- Nên để người bệnh ở phòng thoáng và rét cho người bệnh.

- Người bệnh bị tai biến mạch máu não bị liệt nên ứ đọng dờm dãi gây viêm phổi cần dẫn lưu tư thế nghiêng phải, trái, đầu nằm thấp kết hợp với vỗ rung vùng ngực, lưng làm long đờm sau đó hút sạch vùng hầu họng.

- Vận động thụ động hay chủ động chi liệt để tăng cường tuần hoàn, giúp nuôi dưỡng tốt, chống tỳ đè gây loét.

3. Phòng chống loét:

- Cho người bệnh nằm đệm chống loét: Đệm khí bơm liên tục, hay đệm nước.

- Giữ cho ga luôn khô, sạch, thay đổi tư thế cho người bệnh 2h/lần

- Có vết chợt: chống tì đè tiếp và gây nhiễm khuẩn

- Có loét sâu: cần cắt lọc tổ chức hoại tử rửa sạch có thể rắc đường kính khô băng lại. thay rửa khi băng bị ướt, chăm sóc cho đến khi vết loét đầy kín lên và kín miệng.

- Chế độ dinh dưỡng: Cần cung cấp đủ calotính bằng 30-50Kcalo/1kg/24h nếu nhiễm khuẩn tăng số calo cao dần lên. Proteincần 1-1,5g/kg.

4. Nuôi dưỡng:

- Nước: lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh bao gồm:

          + Nước uống+ thể tích dịch truyền

          + Thể tích nước đưa vào cơ thể 24h=lượng nước tiểu 24h+(300-500ml)

          + Nếu NB có sốt, ra nhiều mồ hôi hoặc thông khí cần cho thêm 500ml

- Ăn: cho ăn nhiều bữa trong ngày, phòng chống nôn. Ăn nhạt nếu có tăng huyết áp.

          + Mỗi lần cho ăn qua ống thông không quá 400ml và cách nhau 3h.

          + Cần bồi phục thêm các loại vitamin nhóm A,vitaminB, vitaminC.

          + Chế biến thức ăn cần đảm bảo vệ sinhcân đối các thành phần theo tỉ lệ protein, lipit, glucid = 1:1:4

+ Tốt nhất là các loại bột dinh dưỡng có sẵn đóng trong hộp như: ensure, sandosurce.

5. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng:

- Phục hồi chức năng phải tiến hành ngay cùng với cônh tác hồi sức để phòng các di chứng: Teo cơ, cứng khớp

- Nhân viên điều dưỡng cần tập và hướng dẫn cho người bệnh.

6. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập:

Người bệnh bị tai biến mạch máu não để lại di chứng nhẹ hoặc nặng, thời gian hồi phục nâu, chăm sóc lâu dài, tốn nhiều công sức cho lên cần:

          + Chế độ vệ sinh hàng ngày sạch sẽ

          + Chế độ ăn uống, thuốc uống đầy đủ, ăn đủ lượng, đủ chất, dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ.

          + Luyện tập hàng ngày

          + Tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện xuất hiện lại lần sau

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Các dấu hiệu chức năng sinh tồn:

- Nếu có các dấu hiệu hay xét nghiệm bất thường báo ngay cho bác sỹ.

Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo và ký tên

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Thường xuyên giải thích, động viên người bệnh yên tâm điều trị

- Hướng dẫn người bệnh thực hiện điều trị theo đơn và hiểu biết thêm về công dụng của việc điều trị

- Giải thích cho gio đình biết cách chăm sóc và phục vụ người bệnh tai biến mạch máu não nhằm khích lệ sự tập luyện và giám sát việc điều trị theo đơn của bác sỹ cho người bệnh.

-Nhắc nhở thân nhân không tự động bón cho người bệnh ăn hoặc cho người bệnh uống

 

 

 

BÀI 27: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CO GIẬT

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Bảo đảm cho người bệnh được thông khí tốt chống thiếu o xy gây tổn thương não

- Tránh nôn sặc dịch vị thức ăn, tránh cắn phải lưỡi.

- Cung cấp đủ cho người bệnh về calo và dịch chống sự suy kiệt

- Phòng ngừa sự co giật trở lại gây nguy hiểm đột ngột cho người bệnh

- Giúp người bệnh và gia đình người bệnh hiểu biết về nguyên nhân co giật và cách phòng tránh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm.

- Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp

2. Người thực hiện:

- Y tá, điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm báo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

- Bóng ambu

- Canun đè lưỡi tránh cho người bệnh cắn vào lưỡi

- Ống nội khí quản, canun mở khí quản, máy hút

- ống thông hút đờm ở hầu họng

- Theo dõi nhiệt độ, điện não tại giường.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:  

1. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn:

a. Tình trạng liệt- thần kinh:

- Quan sát người bệnh trước, trong, và sau cơn co giật

          + Tình trạng ý thức

          + Có kèm theo liệt hay không

- Khi có cơn giật càn cho người bệnh nằm ngửahay nghiêng đầu ngửa ra sau, để dễ thở,

b. Hô hấp:

- Tình trạng hô hấp: Ngừng thở, tím tái, khó thở thanh khí quản có tiếng rít.

c. Nhanh chóng cắt cơm co giật:

- Thuốc chống co giật

- Thuốc hạ thân nhiệt

- Thuốc chống phù não

d. Tim mạch:

- Huyết áp: Đo chỉ số huyết áp

- Nhịp tim: Tần số có rối loạn nhịp timkèm theo cơn giật

e. Chức năng tiêu hóa và bài tiết:

- Bài tiết nước tiểu

2. Phòng ngừa các biến chứng:

- Thiếu o xy cấp tính trong cơn giật

- Tránh cắn phải lưỡi trong cơn giật

- Cung cấp đủ 2-3lít nước chống suy thận chức năng

- Theo dõi sát lượng nước tiểu trong ngày

- Khi có cơn giật tránh để người bệnh hít phải dịch nôn

3. Nuôi dưỡng:

- Nước: nước uống, dịch truyền đủ đảm bảo nước tiểu 24h>=1500ml

- Calo: Đối với người bệnh co giật cần đảm bảo đủ calo tránh suy kiệt

- Khi cho ăn đảm bảo tốt nhất là truyền hay bơm cho ăn liên tục nhằm chống trong cơn giật người bệnh nôn và hít phải dịch, thức ăn vào phổi

4. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn người bệnh có sự hiêu biết nguyên nhân gây co giật.

-  Người bệnh co giật có nhiều nguyên nhân: sốt cao, phù não, động kinh, ngộ độc…

- Tùy theo nguyên nhân mà có cách phòng chống cho người bệnh

- Nếu nguyên nhân do động kinh cần dùng thuốc điều trị liên tục không dừng đột ngột. tránh những công việc nguy hiểm.

- Bảo đảm đủ dịch vào: nước uống, dịch truyền và theo dõi lượng nước ra: nước tiểu, mồ hôi, sốt cao.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Các dấu hiệu sinh tồn

- Tình trạng hô hấp: trước, trong và sau cơn giật

- Theo dõi lượng nước vào ra của người bệnh

- Báo lại cho bác sỹ khi có các dấu hiệu bất thường hay sự không đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống cơn co giật

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

- Cần giải thích cho người bệnh hiểu biết về nguyên nhân gây co giật để họ yên tâm điều trị

- Hướng dẫn người bệnh và gia đình thực hiện theo đơn và cách thức theo dõi phát hiện hiệu quả việc điều trị

- Giải thích cho người bệnh và gia đình cần tìm công việc thích hợp để tránh nguy cơ xảy ra cơn co giật đột ngột.

 

 

 

BÀI 28: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Bảo đảm thông khí

- Bảo đảm tuần hoàn

- Phòng chống nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu và da

- Chống leót mục

- Bảo đảm dinh dưỡng: Chế độ ăn đủ calo, phù hợp với người bệnh

- Chống teo cơ, tắc mạch

- Thực hiện nghiêm túc theo y lệnh

II CHUẨN BỊ:

1. Người bệnh:

- Được thay đổi tư thế 15-30phút/lần nếu suy kiệt, 1-2h/lần nếu nằm trên đêm chống loét

- Nằm trên đệm chống loét

- Được dùng nhiều gối kê

- Tư thế đầu cao 30o cho các người bệnh tai biến mạch máu não, người bệnh có nhiều nguy cơ ứ đọng đờm dãi, có biến chứng nhiễm khuẩn hô hấp.

2. Người thực hiện:

- Y tá điều dưỡng phải đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm báo tuyệt đối vô khuẩn trong khi thực hiện chăm sóc người bệnh

3. Nơi thực hiện:

Tại giường bệnh

4. Dụng cụ:

a. Dụng cụ bảo đảm thông khí:

- Máy thở và các trang bị kèm theo để vận hành máy

-  Máy hút đờm và các ống thông hút đờm vô khuẩn

- Bóng ambu

- Các loại ống nội khí quản, mở khí quản đúng kích cỡ

- Đèn soi thanh quản, găng vô khuẩn

- Hệ  thống o xy

b. Dụng cụ duy trì tuần hoàn:

- ống thông tĩnh mạch

- Kim tiêm, truyền tĩnh mạch

-  Các dung dịch đẳng trương, glucse…

- Các thuốc vận mạch

c. Các dung dịch chống loét mục:

- Đệm hơi, bột tal

- Đệm nước, gối nhiều cỡ to nhỏ

III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Bảo đảm thông khí:

- Nếu người bệnh có ứ đọng đờm dãi,

 

 

BÀI 29: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 

I.MỤC ĐÍCH:

- Giúp người bệnh trong xã hội có cuộc sống càng bình thường càng tốt.

- Đạt được và duy trì cân bằng chuyển hóa và làm nhẹ hoặc tiến triển các biến chứng của bệnh.

II. CHUẨN BỊ:

1.Người bệnh:

- Người bệnh được giải thích về việc chăm sóc.

- Nhận định người bệnh trước khi làm.

- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp cho công việc chăm sóc.

2. Người thực hiện:

- Điều dưỡng ( có người phụ giúp nếu người bệnh hôn mê).

- Trang phục YTế đầy đủ

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

3. Nơi thực hiện:  Tại giường bệnh,

4. Dụng cụ: Nhận định người bệnh trước khi chuẩn bị dụng cụ:

- Xe thay băng( đầy đủ dụng cụ ).

- Xe tiêm ( đầy đủ dụng cụ). Cần có các bơm tiêm và kim tiêm dùng riêng để tiêm insulin.

- Nhiệt kế, Huyết áp, ống nghe.

- Máy đo đường máu mao mạch.

- Ga, quần áo,chăn màn sạch …

- Túi đựng đồ bẩn.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

-Tiêm insulin và cho uống thuốc hạ đường máu theo đúng chỉ định của BS: liều lượng, giờ giấc,đường tiêm.

- Nhanh chóng nhận biết các triệu chứng của hạ đường máu hoặc tăng đường máu. Có biện pháp, hành động thích hợp để cân bằng đường máu hoặc tìm sự cấp cứu thích hợp. Chẩn đoán của các biến chứng bệnh đái tháo đường có biểu hiện các triệu chứng như sau:

  + Người bệnh hôn mê đột ngột,vã mồ hôi,mạch nhanh: nghĩ đến hôn mê do hạ đường huyết máu. Lấy xét nghiệm đường máu,rồi tiêm ngay 100ml glucose 20% tĩnh mạch, báo ngay BS.

  + Người bệnh hôn mê từ từ, thở nhanh và sâu: hôn mê do nhiễm toan cêton.

  + Người bệnh hôn mê kèm theo dấu hiệu mất nước nặng: nghĩ đến hôn mê tăng thẩm thấu máu.

* Để có biện pháp kịp thời:

- Điều trị cơn hạ đường máu bằng cách cho người bệnh uống nước hoa quả, cho ăn kẹo,mật ong hoặc tiêm glucose,dextrose nếu người bệnh không tỉnh.

- Chăm sóc da cho người bệnh đặc biệt là chân và bàn chân ( chăm sóc tốt, thích hợp tất cả các vết thương, vết cắn, vết mọng nước ở chân).

- Theo dõi chính xác,đầy đủ cá dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.

         * Chế độ ăn:

- Đảm bảo chế độ ăn ở người bệnh đái tháo đường để kiểm soát tốt đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh.

- Điều dưỡng phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn của người bệnh theo y lệnh cụ thể: tổng lượng calo, protein, lượng carbohydrat, lượng lipid… dựa vào nhu cầu của người bệnh.

     * Tập thể dục cho người bệnh có tác dụng giảm cân ở người bệnh đái tháo đường type II ( thể béo).

- Theo dõi các biến chứng cấp tính: lơ mơ,chậm chạp, chóng mặt, yếu mệt,vã mồ hôi , nhịp tim nhanh…hôn mê:

     + Nhiễm toan cêton: người bệnh có mùi cêton, mất nước,mạch nhanh và yếu,thở sâu và chậm.

     + Triệu chứng tăng áp lực thẩm thấu : đái nhiều ,khát nhiều, giảm ý thức và các bất thường về thần kinh.

     + Quan sát các dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu,sinh dục… theo dõi protein niệu( là dấu hiệu sớm của bệnh lý thận do đái tháo đường).

- Theo dõi đáp ứng của người bệnh với chế độ điều trị đái tháo đường.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

 -Báo cáo những biến cố đã xảy ra trong khi chăm sóc.

 - Ghi chép đầy đủ chính xác các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh: mạch, nhiệt độ,huyết áp,cân nặng,lượng dịch vào,thể tích nước tiểu,tổng lượng calo,đường máu,urê máu,điện giải máu,đường niệu, cêton niệu.

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

 - Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ điều trị.

- Hướng dẫn cho người bệnh và người nhà người bệnh về chế độ ăn,thể dục,vệ sinh, kỹ thuật theo dõi,nhận biết và cách ngăn chặn hạ đường máu,tăng đường máu…và các biến chứng của bệnh. Dặn dò người bệnh và thân nhân nếu có bất thường phải đến ngay cơ sở Y tế.

 - Khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống đặc biệt chế độ ăn uống. Theo dõi chặt đường máu hàng ngày là rất quan trọng đối với sức khỏe người bệnh.

 

 

 

BÀI 30: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐC ĐIỆN

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Hạn chế nguy cơ ngừng thở kéo dài trên 3 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

- Không để người bệnh gẫy răng, cắn vào lưỡi khi lên cơn co giật

- Không để xảy ra gãy xương, trật khớp

58

- Không để người bệnh sợ hãi trong quá trình điều trị

II. CHUẨN BỊ:

- Làm công tác tâm lý giải thích để người bệnh yên tâm

- Người bệnh được tiến hành sốc điện vào lúc đói

- Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi sốc điện

- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp trước khi sốc

- Để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, nới dây lưng, mở khuy áo, tháo răng giả(nếu có), phụ nữ có cặp tóc phải lấy ra

- Hai gối quận được đặt vào dưới gáy người bệnh và khuỷu chân. Một chăn mỏng đặt dưới thắt lưng người bệnh

- Que đè lưỡi và cuốn gạc

- Nếu có thuốc giãn cơ thì tiêm tĩnh mạch người bệnh trước khi sốc 15phút để tránh co giật quá mạnh

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Người phụ thứ nhất: Đặt hai điện cực lên hai bên thái dương người bệnh(điện cực đã được nhúng trong dung dịch NaCL 9%o )

- Người phụ thứ hai: Đặt que đè lưỡi có cuốn gạc giữa hai hàm răng để tránh cắn vào lưỡi và môi, không để chèn đường thở. Giữ chặt hàm dưới để tránh trật khớp hàm.

- Người phụ thứ ba: giữ khớp vai và khớp gối

- Ngươi phụ thứ bốn: Giữ khớp vai bên đối diện

- Bác sỹ chính: Có nhiệm vụ bấm nút đóng điện quyết định cường độ dòng điện và thời gian. Hết thời kỳ người bệnh co giật sang thời kỳ người bệnh ngừng thở thì lật nghiêng người bệnh sang bên phải để đờm dãi dễ thoát ra ngoài, lau miệng cho người bệnh

- Người bệnh thứ ba: bỏ tay ở vai và hớp gối, lấy tay ấn vào bụng đẩy cơ hoành lên. Sau khi người bệnh thở hơi đầu tiên thì để người bệnh nằm yên như vậy hay ở tư thế ngửa ban đầu. sau 5-10phút lấy ngáng miệng ra, theo dõi chăm sóc trong vài tiếng

- Quan sát hơi thở, sắc mặt, giữ yên cho người bệnh không đi lại tránh sự ồn ào lớn. theo dõi đề phòng người bệnh có cơn hoàng hôn. Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Kết quả choáng điện

- Các diễn biến bất thường nếu có

- Trạng thái tâm thần sau choáng điện

- Các chỉ số sinh tồn: nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

- Động viên người bệnh tin tưởng vào phương pháp điều trị, sau vài lền điều trị tình trạng tâm thần sẽ được cải thiện.

- Giải thích cho gia đình biết tác dụng của sốc điện: đang được áp dụng ở nhiều nước đang phát triển, là liệu pháp cần thiết làm cho người bệnh nhanh chóng ra khỏi trạng thái bệnh lý.

 

 

 

 

 

CÁC BỆNH VỀ NHI KHOA

 

BÀI 1: CHĂM SÓC BỆNH NHI SỐC

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Bảo đảm việc tưới máu tối ưu cho các cơ quan

- Theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng

- Đảm bảo dinh dưỡng

- Phòng chống nhiễm khuẩn

II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:

1. Các dụng cụ phục vụ cho hô hấp hỗ trợ:

- Bóng ambu

- O xy nối với bóng ambu

- Ống thông hút đờm vô khuẩn, các cỡ khác nhau phù hợp với tuổi.

- Sử dụng ống hút một lần

2. Các dụng cụ phục vụ cho giám sát tuần hoàn:

- Máy đo huyết áp

- Ống đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

- Máy ghi điện tim, máy theo dõi nhịp tim

3. Các dụng cụ truyền dịch và thuốc:

Que tĩnh mạch ngoại biên,TMTT hoặc truyền trong xương

4. Các dụng cụ cho ăn qua ống thông mũi- dạ dày:

- Ống thông dạ dày các cỡ phù hợp với nứa tuổi

- Bơm tiêm 20-50ml, chai dịch chứa thức ăn khi cần nhỏ giọt dạ dày

- Dịch dinh dưỡng: sữa mẹ, sữa năng lượng cao, súp…

- Ống thông bàng quang để theo dõi nước tiểu

III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Bệnh nhj:

* Tư thế:

- Đàu thấp (nếu HA hạ) kê gối vai làm thẳng đường thở

- Đầu cao: khi HA bình thường, đặc biệt trong phù phổi cấp huyết động, phù phổi cấp tổn thương

- Giường đệm chống loét

2. Theo dõi truyền dịch:

Loại dịch, lượng dịch, tốc độ truyền theo dõi theo đúng y lệnh

3. Đo huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, vân tím da, nước tiểu

- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm 1giờ/lần tùy theo tình trạng sốc

- Phát hiện, ghi điện tim khi có biểu hiện rối loạn nhịp

4. Theo dõi tình trạng hô hấp hỗ trợ:

- Hoạt động của máy thở, các thông số thở máy có đúng y lệnh không

- Bóp bóng qua ống NKQ đúng kỹ thuật

- Theo dõi tình trạng bệnh nhi

- Hút dịch NKQ,hút đờm dãi

5. Tiến hành các xét nghiệm đầy đủ kịp thời:

Bao gồm xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, X quang, khí máu, các dịch cấy máu… theo chỉ định

6. Đặt ống thông dạ dày qua mũi hoặc miệng (Sau khi đặt canun Mayo)

- Đo chiều dài ống thông đúng quy trình kĩ thuật, kiểm tra vị trí đúng ống thông ở trong dạ dày.

- Cho ăn:

          + Kiểm tra dịch dạ dày: màu, thức ăn cũ

          + Bơm thức ăn với lượng ăn theo chỉ định

- Cho ăn nhỏ giọt dạ dày nếu trẻ chướng bụng, nôn

- Dịch dạ dày nâu đen: Rửa bằng dung dịch Nacl 9%o cho đến khi nước trong, cho ăn lại và theo dõi theo y lệnh bác sỹ chỉ định

- Bơm thuốc bao niêm mạc dạ dày và thuốc kháng H2 theo y lệnh

- Kiểm tra phân, cân bệnh nhi (nếu có thể)

7. Theo dõi nhiệt độ:

Đo nhiệt độ 2lần/ngày theo cấp chăm sóc I, II, III

- Trẻ sốt cho cởi bớt quần áo

- Trẻ hạ thân nhiệt

8. Thay đổi tư thế:

3-4lần/ngày, xao bóp, vỗ rung

9. Vệ sinh, lau rửa hàng ngày:

- Mắt, mũi, miệng

- Hậu môn, sinh dục, các nếp gấp nách, bẹn, cổ

10. Thay băng, vệ sinh:

Chấm cồn iod chân ống thông dẫn lưu, ống thông TMTT, thay ống NKQ2 lần/tuần. Ống thông ăn,  thông bàng quang tối đa 2 ngày/lần.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Theo dõi các dấu hiệu sốc: mạch, nhịp thở, tím, nước tiểu theo bảng.

- Các thông số thở máy, tình trạng bệnh nhi theo bảng

- Tình trạng đờm: lượng, màu sắc

- Tình trạng tiêu hóa: lượng ăn, nôn, phân

- Nhiệt độ

- Nếu có các dấu hiệu bất thường báo bác sỹ

V. HƯỚNG DẪN BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH:

- Giải thích tình trạng bệnh, giúp bà mẹ và gia đình yên tâm hợp tác.

- Giải thích tầm quan trọng vệ sinh cá nhân và giúp bà mẹ cách vệ sinh đúng cho trẻ

- Không tự ý thay đổi tốc độ truyền dịch, tháo bỏ ống thông, dây dẫn lưu, sờ mó vào máy

- Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn: mặc áo của viện, rửa tay vô khuẩn.

- Duy trì: nguồn sữa mẹ hoặc thức ăn bổ sung đầy đủ

 

 

 

BÀI 2: CHĂM SÓC BỆNH NHI HẠ THÂN NHIỆT

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đưa thân nhiệt của bệnh nhi trở lại bình thường

- Phòng chống trụy tim mạch nhiễm khuẩn

- Bảo đảm dinh dưỡng

II. CHUẨN BỊ:

1. Phòng nằm của bệnh nhi:

- Bảo đảm ấm, duy trì nhiệt độ từ 21-24oC

- Không có gió lùa

- Giường đệm ấm

2. Dụng cụ:

- Nhiệt kế đo được nhiệt độ từ 20oC

- Nguồn o xy đã được làm ẩm và ấm

- Mặt nạ thử o xy, bóng bóp, ống thông hút, máy hút

- Khăn to, ấm

- Chai và túi chườm

- Dung dịch đường glucose và muối đẳng trương

- Chậu nước ấm

- Sữa ấm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Trước khi đến viện:

- Đưa bệnh nhi vào nơi ấm, kín gió.

- Cởi hết quần áo ướt

- Lau khô toàn thân

- Dùng khăn ấm quấn lên đầu và toàn thân bệnh nhi

- Chuyển bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất, trên đường chuyển phải có nhân viên y tế đi kèm, phải đầy đủ dụng cụ cấp cứu

2. Tại bệnh viện:

Rửa tay trước khi chăm sóc bệnh nhi

* Nếu bệnh nhi hạ thân nhiệt từ 32-35,5oC

- Đặt bệnh nhi nằm trên giường có đêm ấm

- Bảo đảm nhiệt đọ phòng từ 21-24oC

- Tiếp tục đắp chăn ấm, có thể dùng tia hồng ngoại để sưởi.

- Ủ ấm bằng túi chườmhay chai nước ấm

* Chú ý: Túi chườm và chai phải bọc vào khăn, không chườm trực tiếp vào da bệnh nhi tránh gây bỏng

- Hút sạch dịch tiết ở miệng, mũi, họng

- Thở o xy đã được làm ẩm, và ấm ở nhiệt độ 42-44oC qua mặt nạ hay ống thông mũi

- Dịch truyền cho bệnh nhi phải ấm từ 37-41oC

- Hạn chế các thủ thuật không thật cần thiết khi bệnh nhi đang cấp cứu

- Kiểm tra nhiệt độ trung tâm, mạch, huyết áp , nhiệt độ, nhịp thở, tri giác 15-30phút/lần

- Theo dõi trên điện tâm đồ, phát hiện kịp thời những rối loạn như: mạch chậm, rung nhĩ, rung thất

- Cho ăn sữa qua ống thông dạ dày: số lượng theo y lệnh

* Nếu bệnh nhi hạ thân nhiệt dưới 32oC: Những biện pháp làm ấm lại như trên và thêm:

Bơm rửa dạ dày, thụt hậu môn, rửa bàng quang bằng dung dịch đẳng trương NaCL 9%0 ấm ở nhiệt độ 40-42OC

* Những biện pháp trên không có hiệu quả báo bác sỹ trực, tiến hành rửa màng bụng với dung dịch nước muối đẳng trương hâm ấm 37-43oC

* Nếu chân tay bệnh nhi bị cứng lạnh:

- Ngâm vào chậu nước ấm

- Bệnh nhi bị hạ nhiệt độ phải chăm sóc và cấp cứu tích cực trong thời gian dài mặc dù các dấu hiệu thần kinh rất nặng

- Đối với trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ đẻ non khi bị hạ thân nhiệt, nên dùng phương pháp chuột túi để ủ ấm cho trẻ. Đây là một biện pháp dễ làm, mang lại hiệu quả tốt

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn

- Nhiệt độ hậu môn 30phút/ lần

- Dịch tiết

- Phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi

- Số lượng và số bữa ăn hàng ngày

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giải thích để bà mẹ yên tâm và cùng hợp tác chăm sóc

- Phổ biến cho bà mẹ kiến thức biết chăm sóc con khi thời tiết lạnh cũng như những sơ cứu ban đầu khi bị hạ thân nhiệt

- Tuyên truyền cho bà mẹ biết cách ủ ấm cho con bằng phương pháp chuột túi, đặc biệt là trẻ đẻ non, thấp cân

 

 

BÀI 3:

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHI TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi trẻ bị mất nước, mất máu

- Nuôi dưỡng bệnh nhi

- Giải độc, lợi tiểu

- Đưa thuốc vào cơ thể để điều trị bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị bệnh nhi:

- Giải thích cho bệnh nhi và người nhà hiểu và yên tâm cộng tác với y tá- diều dưỡng

- Cho bệnh nhi đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch

- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp khi truyền dịch

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dịch truyền, thuốc số lượng theo y lệnh của bác sỹ

- Dây truyền dịch , bơm tiêm, kim tiêm, kim cánh bướm, các cỡ vô khuẩn

- Bông băng gạc, băng cuộn, băng dính, nẹp

- Panh, kéo, dây garô, đồng hồ đếm giọt, quang treo chai dịch, xe đẩy

- Hộp bộc lộ tĩnh mạch

- Thuốc cấp cứu chống sốc

- 01 khay quả đậu đựng bông gạc bẩn

- 01 khay quả đậu đựng dung dịch sát khuẩn

- Huyết áp kế, ống nghe, phiếu truyền dịch

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Kiểm tra dụng cụ, thuốc, dịch truyền, đẩy xe tới giường bệnh nhi, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

- Điều dưỡng rửa  tay, deo khẩu trang.

- Pha thuốc vào dịch truyền, cắm dây truyền vào chai, đuổi khí

- Chọn vị trí tiêm, sát khuẩn chỗ tiêm

- Đâm kim vào tĩnh mạch, có máu chảy ra, lắp dây truyền vào kim

- Dùng băng dính cố định kim, cố định nẹp vào tay hoặc chân bệnh nhi

- Điều chỉnh số giọt theo chỉ định của bác sỹ

- Cho bệnh nhi nằm thoải mái, theo dõi sát trong 15phút đầu sau truyền dịch đề phòng có phải ứng và trong suốt quá trình truyền

- Dịch truyền còn khoảng 5ml trong chai, khóa dây truyền, rút kim, sát khuẩn nơi tiêm. Nếu có chảy máu, cầm máu bằng bông vô khuẩn.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi hồ sơ dịch truyền, thuốc, thời gian truyền, số giọt, giờ hết truyền, người truyền

- Ghi chép tình trạng bệnh nhi trong quá trình truyền dịch, phản ứng nếu có

- Ghi kết quả đo huyết áp, đếm mạch, nhiệt độ của bệnh nhi trước truyền

- Nếu bệnh nhi có phản ứng, ngừng truyền, ủ ấm, báo bác sỹ

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giữ bệnh nhi cẩn thận, tránh giãy giụa làm lệnh ven

- Không tự ý điều chỉnh số giọt truyền

- Hướng dẫn bà mẹ và gia đình phát hiện những phản ứng của trẻ: sốt cao, nổi ban, tím tái, khó thở phải báo ngay để xử trí.

 

 

 

BÀI 4: CHĂM SÓC BỆNH NHI SUY TIM

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Hạn chế các yếu tố làm suy tim nặng hơn.

- Theo dõi, phát hiện và xử trí bước đầu các triệu chứng, biến chứng do suy tim gây ra

- Phát hiện sớm các biểu hiện độc và tác dụng phụ của thuốc điều trị

II. CHUẨN BỊ:

1. Buồng bệnh:

- Yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông

- Có loại giường riêng cho bệnh nhi suy tim, khi cần có thể nâng cao đầu được

- Có một số phương tiện cấp cứu tối thiểu, hoặc bố trí gần phòng cấp cứu, các trường

hợp suy tim nặng cấp tính nên nằm tại phòng cấp cứu.

2. Dụng cụ, trang thiết bị:

- Đồng hồ bấm giây, nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy ghi điện tim, bình o xy, máy hút, bộ đặt nội khí quản.

- Ở các cơ sở chuyên khoa, cần chuẩn bị thêm: bộ kim chọc dò

3. Bệnh nhi:

Giải thích cho bệnh nhi và gia đình về tình trạng bệnh tật, các diễn biến có thể xảy ra, tiên lượng của bệnh và sự cần thiết của các phương pháp điều trị, cần tạo ra sự tin tưởng cần thiết để bệnh nhi yên tâm điều trị

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Chăm sóc chung:

a. Ăn, uống:

- Ăn chế độ hạn chế muối là một nguyên tắc trong điều trị suy tim

- Ăn nhạt tuyệt đối: Đối với các trẻ lớn đang trong giai đoạn suy tim nặng, cấp tính

- Ăn nhạt tương đối: với các trường hợp suy tim nhẹ và trẻ nhỏ

- Nên cho ăn chế độ lỏng, dễ tiêu, giàu calo, ăn làm nhiều bữa, không nên ăn quá no. Ở trẻ nhỏ suy tim nặng kèm suy hô hấp, nên hướng dẫn mẹ vắt sữa, và cho ăn bằng thìa,

- Cho ăn thêm các loại quả có nhiều kali như: Chuối tiêu, hồng xiêm, cam, nho…

- Hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể trong giai đoạn phù nhiều. nên đo lượng nước do ăn uống cung cấp.

b. Nghỉ ngơi:

- Nghỉ tại giường trong quá trình điều trị, tránh các hoạt động gắng sức.

- Suy tim cấp tính, suy tim nặng, phải được thực hiện chế độ phục vụ tại giường

c. Vệ sinh thân thể:

- Vệ sinh cá nhân và thân thể hàng ngày. Chú ý nơi tắm cần ấm, tránh gió lùa

- Các trường hợp suy tim nặng hoặc có biến chứng liệt cần chú ý xoa bóp, thay đổi tư thế cho nằm đệm chống loét.

2. Các theo dõi cần thiết:

a. Nhiệt độ:

- Ngày lấy nhiệt độ 2lần, cách nhau 8 giờ. Trừ những trường hợp có y lệnh đặc biệt phải lấy nhiệt độ nhiều lần trong ngày

- Sốt cao trên 39oC: lau mồ hôi, có thể lau khăn tẩm cồn, nới rộng quần áo, bỏ bớt tã nót, chườm mát, cho thuốc hạ nhiệt theo y lệnh.

b. Mạch:

- Ngày lấy mạch 2lần trùng với thời điểm lấy nhiệt độ. Trừ các trường hợp đặc biệt cần lấy mạch theo chỉ định đặc biệt

- Cần chú ý: Tần số mạch, mạch rất nhanh, mạch không đều, mạch yếu hoặc không

bắt được, hiện tượng nghịch mạch không bắt được mạch phải báo ngay cho bác sỹ để xử trí.

c. Nhịp thở và tình trạng suy hô hấp:

- Đếm nhịp thở cùng lúc với lấy mạch, đo nhiệt độ và bất kì lúc nào phát hiện thấy bệnh nhi có khó thở.

- Đếm nhịp thở trong một phút, kết hợp với các biểu hiện khác như: tím, sự co rút các cơ hô hấp, kiểu thở… để đánh giá tình trạng suy hô hấp

- Cần nắm vững tính chất cơn khó thở:

d. Huyết áp:

- Đo huyết áp động mạch ngày 2lần, hoặc khi bệnh nhi có các triệu chứng cơ năng của cơn cao huyết áp

- Những bệnh nhi có chỉ định đo áp lực tĩnh mạch trung tâm cần được theo dõi sát theo quy trình chăm sóc tích cực

- Khi phát hiện những thay đổi huyết áp bất thường phải báo ngay cho bác sỹ xử trí và giải thích để bậnh nhi yên tâm.

- Để có kết quả đo chính xác, phải nắm vững kỹ thuật đo và chọn băng đo phù hợp với lứa tuổi.

e. Nước tiểu:

Đo lượng nước tiểu 24h, để có số lượng chính xác, ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ nữ, cần phải thu gom nước tiểu bằng túi nilon  dính ở bộ phận sinh dục. tập si trẻ đái trước khi đi ỉa hoặc đi tắm.

g. Cân nặng:

Cân bệnh nhi hàng ngày vào một giờ nhất định, cân vào lúc đói, để tránh tình trạng phù trong giai đoạn bệnh nặng.

3. Phát hiện biểu hiện độc hoặc tác dụng phụ của các thuốc điều trị:

- Bệnh nhi thấy mệt, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, bụng đau, loại sắc, mạch chậm, hoặc loạn nhịp…

- Bệnh nhi thấy ho nhiều trong khi ức chế men chuyển, nếu không có viêm nhiễm ở phổi có thể do tác dụng phụ của thuốc

- Bệnh nhi mệt lả, môi kho, mắt trũng, đàn hồi da giảm có thể bị mất nước do dùng thuốc lợi tiểu

- Trẻ nôn máu, ỉa phân đen, xuất huyết dưới da có thể liên quan tới corticoid, thuốc chống đông…

- Khi thấy các biểu hiện bất thường phải báo bác sỹ xử trí ngay và giám sát việc thực hiện chế độ điều trị của bệnh nhi

4. Phát hiện các triệu chứng trong điều trị:

 Khó thở dữ dội, ho ra bọt máu hồng. cơn khó thở hổn hển vào sáng sớm kích thích vật vã, tím toàn thân, da tái nhợt, thở ngáp hoặc ngừng thở, không bắt được mạch ở

bẹn, cổ, phải kịp thời báo cáo bác sĩ và xử trí bước đầu như giải thích cho bệnh nhi yên tâm, cho thở o xy, bóp bóng, ép bóp tim ngoài lồng ngực…đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu và nhanh chóng thực hiện y lệnh.

5. Theo dõi hoạt động của máy móc, trang thiết bị và phát hiện các thông số, các hoạt động bất thường của các phương tiện báo cho bác sỹ biết để xử trí,

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

          Hàng ngày cần ghi vào hồ sơ

- Việc thực hiện chế độ ăn, uống, chế độ chăm sóc

- Các thông số: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, cân nặng, số lượng nước tiểu 24h

- Các triệu chứng, diễn biến bất thường phát hiện được

- Những trường hợp chăm sóc đặc biệt, ghi thêm các thông số như: áp lực tĩnh mạch trung tâm, kết quả phân tích khí máu, các thông số máy thở…

V. HƯỚNG DẪN BỆNH NHI VÀ GIA ĐÌNH:

1. Tại bệnh viện:

- Yên tâm điều trị

- Nghỉ tại giường, hạn chế vận động nặng

- Ăn nhạt theo chỉ định của bác sỹ

- Uống thuốc và thực hiện các quy định về điều trị và chăm sóc của bệnh viện

- Không tự ý uống thêm thuốc hoặc tự tháo bỏ các dụng cụ, phương tiện theo dõi và cấp cứu

- Báo cho nhân viên y tế các triệu chứng hoặc các diễn biến bất thường

2. Sau khi xuất viện:

- Tránh các hoạt động gắng sức

- Ăn nhạt khi thấy mệt, phù, đái ít

- Giữ ấm về mùa đông

- Uống thuốc theo đơn

- Đi khám, tiêm phòng, uống thuốc theo đúng lịch quy định

- Đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường trong quá trình theo dõi: mệt, phù, cơn khó thở, đau ngực, tím tái, ngất…

 

 

BÀI 5: CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THẤP CÂN BỊ BỆNH

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ (36-37o)

- Tránh nhiễm khuẩn bội phụ

- Nuôi dưỡng đầy đủ

- Phát hiện và xử trí kịp thời  các dấu hiệu bệnh lí

- Bảo đảm các yêu cầu chăm sóc đặc biệt theo từng loại bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Phòng nằm của trẻ:

- Kín gió, sạch sẽ, nhiệt độ ổn định (28-30oC)

- Lồng ấp bảo đảm vô khuẩn

- Nếu không có lồng ấp phải có bà mẹ hoặc người nhà để sẵn sàng ủ ấm cho trẻ theo phương pháp Kangaroo

2. Dụng cụ:

- Ống thông cho ăn, thìa cốc, bơm cho ăn vô trùng

- Nước ấm, tã nót khô, sạch để tắm cho trẻ hàng ngày

- Dụng cụ cấp cứu: bóng báp, nguồn o xy, máy hút, ống thông hút

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ:

- Nếu có lồng ấp:

- Nếu không có lồng ấp, trẻ không suy hô hấp, thực hiện phương pháp Kangaroo:

          + Bà mẹ cởi áo, đặt trẻ nên ngực mẹ, da trẻ kề sát da mẹ

          + Đầu trẻ gối giữa hai vú mẹ

          + Mẹ mặc áo trùm lên trẻ và đắp chăn bên ngoài

- Nếu không có lồng ấp, trẻ suy thở

          + Quấn tã nót, chăn đủ ấm cho trẻ

          + Sử dụng lò sưởi để sưởi ấm cho trẻ

          + Ủ ấm bằng túi hoặc chai nước ấm cho trẻ: dùng hai chai nước nóng, vặn nút chặt, quấn vải ra ngoài chai nước nóng áp trực tiếp vào da trẻ gây bỏng. thay nước trong chai khi chai nước nguội

2. Đảm bảo vô khuẩn, vệ sinh cho trẻ:

- Giường, lồng ấp, phòng ở, cửa phải được lau, vệ sinh hàng ngày

- Dụng cụ chăm sóc, ống thông ăn, bơm ăn, cốc, thìa phải được luộc sôi, để nơi sạch sẽ, trong hộp có nắp đậy

- Nhân viên phục vụ phải rửa tay trước khi chăm sóc, thăm khám từng trẻ.

- Hàng ngày tắm hoặc lau rửa cho trẻ hàng ngày tại giường

- Giữ cho trẻ khô, ấm. khi trẻ đái, ỉa, phải lau sạch thay tã ngay

3. Nuôi dưỡng:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đẻ thấp cân. Khi trẻ chưa bú được phải cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày. Lượng sữa được tính như sau:

                   Ngày thứ nhất sau đẻ:         30ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ hai sau đẻ:           50ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ ba sau đẻ:            80ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ tư sau đẻ:            100ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ năm sau đẻ:        120ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ sáu, bảy sau đẻ:  140-150ml/kg cân nặng/24giờ.

Từ ngày thứ tám trở đi cho 180-200ml/kg cân nặng/24h

Vì dạ dày của trẻ còn nhỏ: Nên càng nhỏ càng ít ngày tuổi thì càng phải cho ăn nhiều bữa trong ngày ( 12-14 bữa trong ngày)

4. Cho thở o xy, truyền dịch, tùy từng bệnh theo y lệnh

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỖ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhịp thở, nhiệt độ, màu sắc da 2h/lần

- Theo dõi nhiệt độ, cân nặng hàng ngày

- Ghi lượng sữa ăn từng bữa, số lần nôn,tính chất dịch nôn

- Số lượng và màu sắc phân

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giải thích tình hình bệnh của trẻ

- Hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa khi trẻ chưa  bú được, cách đổ thìa, cách cho trẻ bú đúng khi trẻ bắt đầu bú được

- Phòng tránh đẻ thấp cân khi mang thai

          + Mẹ được ăn uống đầy đủ

          + Không lo nắng, không làm việc nặng

          + Khám thai đầy đủ để được hướng dẫn

 

 

 

BÀI 6: CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo cho trẻ được chiếu đèn đóng phương pháp, đạt hiẹu quả cao

- Phát hiện các dấu hiệu vàng da nặng để xử trí kịp thời

- Đảm bảo nuôi dưỡng , vệ sinh tốt cho trẻ

II. CHUẨN BỊ:

1. Chiếu đèn:

- Đèn ánh sáng xanh chuyên dụng, đủ số lượng, công suất, bóng đèn còn thời gian sử dụng

- Điều chỉnh cho khoảng cách từ đèn đến trẻ là 50cm.

2. Lồng ấp:

- Sạch sẽ, vô khuẩn, đảm bảo chuyên môn,

- Dùng băng nâu hoặc đen để che mắt cho trẻ trong khi chiếu đèn, tránh hại mắt cho trẻ

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Bật lồng ấp, đặt các thông số thích hợp

- Chờ cho lồng ấp nóng đạt mức yêu cầu mới đặt bệnh nhi vào

Bệnh nhi:

 + Cởi trần không quấn tã, chỉ quấn khố để tránh đía ỉa ra lồng ấp. cố gắng bộc lộ càng nhiều vùng da càng tốt

+ Dùng gạc che kín hai mắt của trẻ

- Bật đèn chiếu, kiểm tra và sửa lại cho cả dàn đèn chiếu đều sáng rõ.

- Thay đổi tư thế của bệnh nhi 2h/lần để cho tất cả các phần da đều được đèn chiếu

* Nuôi dưỡng:

- Trẻ chiếu đèn vẫn được bú sữa mẹ. khi đưa trẻ ra ngoài lồng ấp để bú mẹ phải quấn ấm cho trẻ

- Nểu trẻ không bú được phải cho trẻ ăn qua ống thông theo đúng y lệnh. Lượng sữa cho trẻ được tính như sau:

- Trẻ đẻ non và thấp cân dưới 2.500g:

Ngày thứ nhất sau đẻ:         25-30ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ hai sau đẻ:           50ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ ba sau đẻ:            80ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ tư sau đẻ:            100ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ năm sau đẻ:        120ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ sáu, bảy sau đẻ:  140ml/kg cân nặng/24giờ

Ngày thứ tám trở lên:        180ml/kg cân nặng/24giờ.

- Trẻ đủ tháng:

Ngày thứ nhất sau đẻ:         60ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ hai sau đẻ:           90ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ ba sau đẻ:            110ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ tư sau đẻ:            140ml/kg cân nặng/24giờ.

Ngày thứ năm- bảy sau đẻ:        150ml/kg cân nặng/24giờ.

Từ tuần thứ hai trở đi:                              cho 180-200ml/kg/ngày

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

-         Theo dõi nhiệt độ

-         Theo dõi trương lực cơ

-         Các dấu hiệu suy hô hấp

-         Ghi hàng ngày:

+ Mức độ vàng da tăng hay giảm

+ Lượng ăn của trẻ, cân nặng

+ Màu sắc phân, nước tiểu

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Hướng dẫn bà mẹ duy trì nguồn sữa mẹ

- Giải thích tình hình bệnh và các diễn biến có thể xảy ra

* Hướng dẫn cách phòng bệnh vàng da

- Cho bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau đẻ.

- Hàng ngày bà mẹ phải bế con ra chỗ có ánh nắng mặt trời để quan sát da của trẻ xem có bị vàng da hay không

- Khi trẻ mới sinh bị vàng da hay có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau cần đưa đến ngay cơ sở y tế

          + Anh hoặc chị cháu bé bị vàng da nặng thời kì sơ sinh

          + Vàng da xuất hiện ngay trong 2 ngày đầu sau đẻ

          + Trẻ nôn hoặc li bì

          + Trẻ bú kém

          + Trẻ sốt

          + Trẻ ỉa phân bạc màu

 

 

BÀI 7: CHĂM SÓC TRẺ NHI HEN PHẾ QUẢN

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Phát hiện và đánh giá được mức độ khó thở

- Xử trí kịp thời cơn khó thở

- Phòng bội nhiễm viêm phổi

- Chống kiệt sức do gắng sức co kéo cơ hô hấp

- Hướng dẫn cách kiểm soát bệnh ngoài cơn hen

II. CHUẨN BỊ:

1. Phòng chăm sóc, theo dõi:

- Thoáng, sáng, ấm (26-28oC)

- Phòng có hệ thống o xy dự trữ càng tốt

2. Dụng cụ:

- Hệ thống thở o xy đầy đủ: nguồn o xy, dây dẫn, masque, ống thông thở o xy

- Dụng cụ cấp cứu hỗ trợ hô hấp: bóp bóng, bộ đèn và ống đặt nội khí quản

- Máy hút, ống thông hút cỡ số phù hợp với bệnh nhi

- Máy khí dung

- Dụng cụ dùng kèm bình xịt thuốc giãn phế quản như bình thở o xy trẻ em:

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Chú ý tâmlí tiếp xúc bệnh nhi, cần vỗ về an ủi động viên và giải thích giúp trẻ tránh lo lắng sợ hãi, tránh gắng sức, thở đều và hợp tác với bác sĩ điều dưỡng.

- Khi bệnh nhi có biểu hiện khó thở phải để ở tư thế đầu cao, gần hệ thống o xy, nới rộng áo vùng cổ và ngực

- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của cơn khó thở như đếm nhịp thở, dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, tím tái, 1h/lần. đánh giá mức độ nặng cơn hen, báo bác sỹ để cho y lệnh kịp thời

- Hút dịch xuất tiết ở mũi họng nếu có

- Thở khí dung các loại thuốc giãn phế quản theo y lệnh hoặc dùng các dụng cụ như bình trợ giúp hít thở cho trẻ em để sử dụng các thuốc đặc hiệu

- Sau khi khí dung cần vỗ rung với tần số vỗ nhanh, nhưng biên độ thấp lí liệu pháp hô hấp, hút kĩ đờm dãi thông thoáng đường thở, dẫn lưu tư thế…

Nếu có chỉ định thở o xy phải khẩn trương cho thở o xy đúng phương pháp

- Cặp nhiệt độ 2lần/ ngày

- Cân hàng ngày

- Vệ sinh cơ thể

- Đảm báo chế độ ăn đủ calo

IV. ĐÁNH GIÁ,GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

-         Ghi chép các dấu hiệu toàn thân

-         Theo dõi: nhịp thở, nhịp tim, 1h/lần

-         Đánh giá mức độ nặng cơn khó thở dựa vào:

-         Lượng và tính chất dịch tiết đờm dãi hút được

-         Các thông số thực hiện y lệnh nếu có tiến hành biện pháp o xy

-         Tình trạng ăn uống

V. HƯỚNG DẪN BỆNH NHI VÀ GIA ĐÌNH:

* Các biện pháp khống chế bệnh hen và không làm cho các cơn hen xuất hiện:

- Tránh xa các NN khởi phát cơn hen như: lông thú, bụi nhà, hay gắng sức…

- Dùng thuốc điều trị dự phòngtheo đúng cơn của bác sỹ

- Kiểm tra định kì, liệu pháp tâm lý cho trẻ hàng ngày

- Đảm bảo nuôi dưỡng trẻ đầy đủ

- Hạn chế gắng sức

- Cần cho khám và điều trị dứt điểm các đợt ho sốt, viêm nhiễm đường hô hấp

BÀI 8: CHĂM SÓC BỆNH NHI VIÊM PHỔI

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đảm bảo thông thoáng đường thở

- Phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp

- Đề phòng kiệt sức do khó thở gây ra

- Hạ thấp tỉ lệ tử vong do viêm phổi

II. CHUẨN BỊ:

1. Phòng nằm của bệnh nhi:

Phòng điều trị phải rộng dãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.tránh gió lùa

2. Các phương tiện để chăm sóc:

- Đồng hồ để đếm nhịp thở, mạch

- Hệ thống thở o xy

- Máy hút, ống thông vô khuẩn có các cỡ số phù hợp

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Nới rộng quần áo, tã lót

- Làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hút đờm dãi và các chất xuất tiếtở mũi, họng.

- Khi có suy hô hấp cho bệnh nhi thở o xy qua ống thông mũi.

* Chú ý: o xy phải được làm ẩm qua bình nước, thường xuyên kiểm tra ống thông đề phòng tắc

- Vỗ dung nhiều lần trong ngày khi trẻ khò khè, ứ đọng đờm dãi, sau đó hút cho trẻ

- Đếm nhịp thở

- Đo mạch, nhiệt đọ hàng ngày

- Cân theo định kì 3 ngày/lần

- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh

* Chế độ ăn:

- Đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ. khi trẻ khó thở nhiều vắt sữa đổ bằng thìa. Nếu trẻ không nuốt được cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày

- Trẻ lớn cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhiều bữa, đủ calo

- Cho uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

-         Nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ

-         Tình trạng khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái, tiếng thở bất thường

-         Tình trạng xuất tiết, các chất dịch hút được

-         Nếuphải thở o xy: ghi tình trạng trước và sau khi thở

-         Tình trạng dinh dưỡng và tiêu hóa: ăn, uống, nôn, bỏ bú, bỏ uống, tiêu chảy.

-          

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giải thích cho bà mẹ tình trạng bệnh của trẻ để gia đình hiểu và cộng tác chăm sóc

- Giải thích bà mẹ cho bú nhiều hơn khi trẻ bị ốm. nểu trẻ không bú được hướng dẫn vắt sữa và cho uống bằng thìa đúng phương pháp

- Hướng dẫn bà mẹ báo ngay cho thầy thuốc khi trẻ có các biểu hiận: không bú được, trẻ mệt hơn, trẻ thở nhanh hơn, khó thở hơn

* Hướng dẫn cách phòng bệnh:

- Giữ ấm cho trẻ, tránh nhiễm lạnh

- Tiêm phòng đầy đủ

- Nuôi con bằng sữa mẹ

- Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn của mũi, họng

 

 

 

BÀI 9: CHĂM SÓC BỆNH NHI THẤP TIM

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Theo dõi và chăm sóc bệnh nhi theo từng thể bệnh: viêm tim, viêm đa khớp, múa giật

- Theo dõi tai biến và tác dụng phụ của thuốc

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn bệnh nhi và gia đình hợp tác chăm sóc phòng bệnh thấp tim

II. NỘI DUNG CHĂM SÓC BỆNH NHI THẤP TIM:

1. Đối với thể viêm đa khớp:

- Trẻ nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn viêm khớp, chi để tư thế gấp nhẹ

- Hướng dẫn trẻ vận động gấp duỗi khớpkhi giảm viêm và đau

2. Đối với thể viêm tim:

- Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời y lệnh của bác sỹ

- Đo huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp tim, ít nhất 1 lần trong ngày. Đếm nhịp thở trong trường hợp cần thiết

- Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24h. hướng dẫn gia đình cách thu thập và đo số lượng nước tiểu

- Cân nặng ít nhất 2 lần/tuần hoặc nhiều hơn nếu bệnh nhi có suy tim nặng

- Chế độ ăn nghỉ ngơi có tầm quan trọng như thuốc điều trị, đặc biệt có suy tim nặng

- Ăn nhạt: tùy mức độ suy tim, nhạt tuyệt đối hoặc nhạt tương đối. động viên gia đình tự nấu ăn cho trẻ.

Không nên uống nhiều nước khi có phù, suy tim nặng.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc cấp. trẻ suy tim nặng cần nghỉ ngơi, ăn uống vệ sinh mỗi ngày tại giường, thay đổi tư thế nhẹ nhàng, trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi khi khó thở nhiều. đánh giá chi tiết chế độ ăn, lượng nước uống và nước tiểu bệnh nhi hàng ngày.

- Đối với các trường hợp không suy tim hoặc suy tim nhẹ cũng cần chế độ nghỉ ngơi để tránh các biến chứng dẫn tới suy tim hoặc suy tim nặng thêm. Trong thời gian ở bệnh viện trẻ sinh hoạt tại khoa phòng, không tự ý rời khỏi khoa, chế độ nghỉ ngơi còn phải thực hiện trong nhiều tuần ở nhà để viêm tim hồi phục hoàn toàn , tránh di chứng van tim

3. Đối với trẻ múa giật:

- Tùy thuộc mức độ nặng, trẻ cần được phục vụ hoàn toàn, theo dõi sát, tránh để trẻ ngã, sây sát.

- Khích lệ, động viên trẻ, tránh lo âu quá mức

4. Chăm sóc tâm lí:

- Thấp tim không phải là bệnh cấp tính, thời gian nằm viện trung bình 2-3 tuần, cần phải theo dõi và phòng bệnh lâu dài, điều dưỡng cần cởi mở, thân thiện với trẻ và gia đình

- Để tránh các lo âu không cần thiết, trước khi thực hiện các  kĩ thuật chăm sóc, diều trị. Nên giải thích cho trẻ mục đích, sự cần thiết của công việc để trẻ biết và hợp tác.

- Tạo ra khung cảnh vui vẻ, trẻ có những trò chơi giải trí nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. khi bệnh đỡ khuyến khích trẻ đem sách vào học ở bệnh viện để khi ra viên trẻ không bị lỡ học.

III. THEO DÕI VÀ PHÁT HIỆN TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC:

Để điều trị bệnh thấp tim trẻ phải dùng nhiều thuốc: kháng sinh, kháng viêm, trợ tim, lợi tiểu và một số thuốc khác.

1. Phát hiện các tai biến, tác dụng phụ của huốc:

- Digoxin: nhịp chậm, nhịp nhanh bất thường, trẻ kêu nhìn màu vàng, đau bụng, buồn nôn…

- Thuốc kháng viêm: Đau thượng vị, nôn, ợ chua, nôn máu, phân đen…

- Thuốc lợi tiểu: Bệnh nhi đái quá nhiều, mất nước, hạ kali làm tăng nguy cơ ngộ độc Digoxin.

- Các biểu hiện dị ứng thuốc: như nổi mề đay, ngứa.

2. Chăm sóc:

Để tránh các tác hại này cần thực hiện theo y lệnh của bác sỹ đồng thời giám sát bệnh nhi để đảm bảo thuốc được dùng đúng và đầy đủ

- Thuốc kháng viêm được uống khi đã ăn no, prednison được dùng roàn bộ liều hoặc 2/3 liều vào buổi sáng

- Digoxin uống đúng giờ theo y lệnh, luôn luôn kiểm tra mạch trước khi cho bệnh nhi dùng thuốc, nếu mạch châm , hoặc có biểu hiện bất thường ngừng thuốc, báo bác sỹ

IV. HƯỚNG DẪN BỆNH NHI VÀ GIA ĐÌNH PHÒNG THẤP THỨ PHÁT:

- Nói rõ cho gia đình biết phòng thấp thứ phát là điều kiện để khỏi bệnh, nhằm giảm tỉ lệ tái phát, tỉ lệ bệnh van tim.

- Thời gian phòng bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh, ít nhất trong 5 năm

- Bệnh nhi cần được tiêm mông Retarpen 4tuần/1lần.

- Tìm hiểu những khó khăn khi bệnh nhi tiêm phòng thấp tim ở địa phương, từ đó đề xuất với bác sĩ, thuyết phục gia đình đảm bảo sao cho mọi trẻ thấp tim đều được phòng thấp đầy đủ.

 

 

 

BÀI 10: CHĂM SÓC TRẺ BỊ NÔN TRỚ

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Phòng và xử trí kịp thời chất nôn trớ săc vào đường thở của trẻ em

- Theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của mất nước và điện giải do hậu quả của nôn để xử trí kịp thời các dấu hiậu mất nước và điện giải

- Theo dõi và phát hiện các triệu chứng biểu hiện nguyên nhân gây nôn: các biểu hiện cấp cứu ngoại khoa, để kịp thời chẩn đoán và xử trí

II. CHUẨN BỊ:

- Tất cả bệnh nhi nôn nhiều cần lưu lại phòng cấp cứu, theo dõi 24-48h

- Chuẩn bị sẵn sàng bô cho trẻ nôn, theo dõi chất nôn

- Máy hút, ống thông hút vô khuẩn phòng khi trẻ nôn và sặc chất nôn, nếu không có máy hút có thể dùng bơm tiêm 20ml hoặc dùng hút miệng đối với trẻ sơ sinh

- Ống thông nhỏ giọt dạ dày, dung dịch Oresol  hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch, và dịch truyền cho trẻ mất nước.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Chăm sóc khi trẻ nôn:

- Để trẻ nằm đầu cao nghiêng về một bên

- Dùng khăn lau sạch chất nôn ở miệng

- Dùng máy hút hoặc miệng hút sạch chất nôn trào qua mũi trẻ tránh sặc.

- Khi trẻ bị nôn cho trẻ ăn uống cần phải cẩn thận, cho ít một, đổ nghiêng vào một bên má.

2. Theo dõi các biểu hiện của triệu chứng nôn và các biểu hiện của dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải:

- Theo dõi số lần nôn và chất nôn, số lượng mỗi lần nôn, có thức ăn lâu tiêu hoặc có máu trong chất nôn không.

- Trẻ khát nước, da niêm mạc khô, mạch quay nhanh nhỏ, tiểu ít khi mất nướcnhiều, cân hàng ngày để đánh giá sự sụt cân do mất nước

3. Theo dõi các triệu chứng đi kèm theo với triệu chứng nôn

- Đau bụng: khóc thét từng cơn, đi ngoài ra máu…

- Sốt, co giật nhức đầu kèm nôn khi trẻ bị các bệnh viêm màng não, u não

- Kèm theo với tiêu chảy, bụng đau khi trẻ bi tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

4. Nếu trẻ nôn nhiều không ăn uống được có thể:

- Đặt ống thông dạ dày, nhỏ giọt dung dịch oresol hoặc sữa

- Nếu trẻ bị mất nước nặng cần báo bác sỹ để truyền tĩnh mạch để bù nước và điện giải

5. Các xét nghiệm cần làm để theo dõi trẻ nôn:

- Xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, để đánh giá tình trạng mất nước

- Các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân nôn như: chụp bụng không chuẩn bị, xét nghiệm nước não tủy…theo y lệnh của bác sỹ

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HÒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Đánh giá sự diễn biến của triệu chứng nôn

- Đánh giá diễn biến của các triệu chứng mất nước

- Cần ghi hồ sơ và báo cáo bác sỹ ngay

V. HƯỚNG DẪN NẾU CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC BIỆT KÈM THEO NÔN NHƯ NHỨC ĐẦU, SỐT, TIÊU CHẢY:

- Hướng dẫn gia đình bình tĩnh xử trí khi trẻ nôn: Đỡ đầu cho trẻ, hoặc đặt trẻ nằm nghiêng để tránh cho chất nôn sặc vào đường thở.

- Hướng dẫn gia đình có thể cho trẻ uống nước từ từ từng thìa nhỏ một giữa các đợt nôn để tránh sự mất nước do nôn.

- Hướng dẫn gia đình cách cho trẻ ăn để tránh nôn trớ ở trẻ nhỏ

- Khi cho trẻ ăn sữa bình, sữa phải ngập cổ bình, không để trẻ bú phải hơi

- Sau khi cho trẻ ăn bế trẻ ở tư thế đứng vỗ nhẹ vào sau lưng hoặc nghiêng chếch để trẻ rễ ợ hơi

- Nếu đặt nằm: cần đợi sau khi trẻ đã ợ hơi, đặt trẻ nằm nghiêng trái cho hơi qua hết tá tràng rồi mới đặt trẻ nằm ngửa.

 

 

BÀI 11: CHĂM SÓC BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Theo dõi diễn biến của bệnh tiêu chảy.

- Theo dõi và phát hiện kịp thời các triệu chứng mất nước, mất điện giải

- Bù nước đúng theo tình trạng mất nước

- Đảm bảo tiếp tục nuôi dưỡng trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Nếu bệnh nhi bù nước bằng đường uống, cần chuẩn bị chỗ ngồi để mẹ cho trẻ uống Oresol dễ dàng trong 3-4h.

- Nếu trẻ cần truyền dịch tĩnh mạch, nên truyền tại phòng cấp cứu để có thể theo doi quá trình truyền

* Chuẩn bị:

Oresol 1 gói, nước pha, bình định lượng uống trong 4h-thìa, cốc sạch

- Dịch truyền:    Ringerlactat, dung dịch muối sinh lý 9%o

                           Dung  dịch bicarbonat 14%o, kim bướm, dây truyền

- Ống thông dạ dày nhỏ giọt Oresol khi trẻ nôn nhiều không truyền tình mạch ngay

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Nội dung theo dõi diễn biến của tiêu chảy : 2h-4h-6h/1lần

- Phân: số lần tiêu chảy 24h, tính chất phân, số lượng

- Nôn: số lần, khối lượng, chất nôn.

- Đau bụng: khóc, quằn quại khi đi ngoài, mót rặn, phân nhầy mũi máu.

- Bụng trướng: bụng trướng căng khi hạ kali

- Biếng ăn, sốt, đái ít

2. Nội dung theo dõi dấu hiệu mất nước: 2h-4h/1lần

- Toàn trạng: tỉnh táo, kích thích vật vã

- Khát nước: uống bình thường, khát nước uống háo hức, li bì không uống được

- Nếp véo da

- Mạch, huyết áp, lượng nước tiểu ml/giờ

3. Khối lượng Oresol uống, khối lượng dịch truyền trong từng giai đoạn

2h-4h, khối lượng nước uống, thức ăn

Diễn biến các triệu chứng mất nướcđược chẩn đoán theo mức độ. Mất nước A-B-C

4. Khi bù nước bằng đường uống:

- Sau khi truyền tĩnh mạch: theo dõi tốc độ, khối lượng dịch truyền, phát hiện sớm các triệu chứng sốc huyết thanhđể ngừng truyền và xử trí kịp thời

- Nếu trẻ uống được vẫn cho trẻ uống Oresol 5ml/kg

- Sau khi truyền 2h nếu trẻ đòi ăn, vẫn cho trẻ bú hoặc ăn bình thường

5. Tiếp tục nuôi dưỡng trẻ:

- Giải thích bà mẹ cho trẻ bú, ăn tiếp tục như thường, không để trẻ nhịn ăn.

- Thức ăn cho trẻ ăn là loại thức ăn rễ tiêu, giàu năng lượng, sữa mẹ, cháo

- Nếu trẻ biếng ăn cho ăn nhiều bữa, cho ăn ít một

6. Rửa vùng hậu môn- sinh dục cho trẻ bằng nước ấm, thấm kho thay tã lót sau mỗi lần đi ngoài:

IV. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

1. Hướng dẫn mẹ khi bù nước:

- Cách pha Oresol, dung dịch bù nước tại nhà, nước cháo muối, sau mỗi lần ỉa cho uống  50-100ml.

- Cách cho uống Oresol: Cho uống từ từ từng thìa, nếu trẻ nôn cho uống lại 1-2phút một thìa

- Tiếp tục cho trẻ ăn, cho bú khi trẻ bị tiêu chảy

2. HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP CHO TRẺ:

- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ

- Vệ sinh ăn uống: rửa tay sách trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ

- Vệ sinh môi trường

- Tiêm chủng đầy đủ, tiêm phòng sởi

 

 

 

BÀI 12: CHĂM SÓC BỆNH NHI XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Theo dõi các diễm biến các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa còn tiếp tục hay đã ngừng chảy

- Phát hiện kịp thời tình trạng chảy máu nặng, sốc do mất máu đường tiêu hóa

- Điều trị cấp cứu cho những bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa nặng.

- Theo dõi các triệu chứng kèm yheo với xuất huyết tiêu hóa như sốt, vàng da, đau bụng giúp cho chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

II. CHUẨN BỊ:

- Bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa nặng, nhiều, ồ ạt cần theo dõi tại phòng cấp cứu, thuộc bệnh chăm sóc cấp I.

Chuẩn bị dụng cụ và thuốc:

- Ống thông dạ dày phù hợp

- Huyết áp kế phù hợp với lứa tuổi

- Đồng hồ giây đếm mạch

- Dịch truyền Lactat, dung dịch muối sinh lí 9%o, huyết tương

- Máu cùng nhóm

- Các dụng cụ kim bướm, bộ dây truyền dịch.

- Dụng cụ đo áp lực tĩnh mách khi cần thiết.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Bệnh nhi cần nằm yên tĩnh tại giường trong phòng thoáng, ấm có chăn đắp có o xy, tránh cử động nhiều, nếu huyết áp dưới 80mmHg (tối đa) cần để bệnh nhi nằm đầu thấp

- Đo mạch, huyết áp 1h/lần, nếu máu chảy ồ ạt đo theo y lệnh bác sĩ: Đo 30phút/lần đánh giá màu sắc niêm mạc.

- Nếu mất máu nặng, huyết sắc tố dưới 8g/lít, chuẩn bị truyền máu cho bệnh nhi.

- Đặt ống thông dạ dày hút dịch để xác định có xuất huyết dạ dày không, và sau 1-2h hút lại xem máu có tiếp tục chảy không, ống thông dạ dày còn sử dụng để bơm rửa dạ dày bằng các dung dịch lạnh, kiềm để góp phần cầm máu tại chỗ.

- Theo dõi các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa như màu sắc chất nôn, màu sắc phân,

- Trẻ bi xuất huyết tiêu hóa cần nằm yên tại giường không để trẻ tự động đi lại khi còn đang theo dõi xuất huyết tiêu hóa. Nếu cần di chuyển để chụp phim, làm xét nghiệm phải chuyển bằng giường, cáng

- Theo dõi tình trạng tinh thần của trẻ: tỉnh táo, lơ mơ, lú lẫn, hoặc hôn mê. Vì khi mất máu nhiều , trẻ có thể có các biểu hiện thiếu máu não gây các biểu hiên li bì,hôn mê,

IV. CÁC XÉT NGHIÊM CẦN LÀM ĐỂ THEO DÕI XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở TRẺ EM:

1. Xét nghiệm đánh giá diễn biến mức độ xuất huyết tiêu hóa:

- Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh

- Công thức máu- Hemoglolin hàng ngày, từng giờ.

- Hematocrit.

- Thời gian máu chảy máu đông

- Nhóm máu

- Máu trong phân

2. Thăm dò cận lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa:

* Chuẩn bị bệnh nhi theo y lệnh của bác sỹ để thực hiện các thăm dò sau:

- Nội soi dạ dày tá tràng hoặc đại tràng cấp cứu

- Siêu âm gan mật tìm nguyên nhân chảy máu đường mật.

- Chụp X quang đường tiêu hóa có chuẩn bị

- Chụp nhấp nháy phóng xạ bụng

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Đánh giá diễn biến của xuất huyết tiêu hóa dựa vào chất nôn và phân có máu tiếp

 tục ngày càng tăng không.

- Huyết áp, mạch, lượng nước tiểu, tinh thần bệnh nhi có tiến triển tốt hay xâuso với trước khi điwuf trị, tốt nên hay sấu đi, sấu nhanh hơn chúng tỏ lượng máu mất nhiều, theo dõi còn xuất huyết hay đã ngừng.

- Cần ghi rõ trong hồ sơ các triệu chứng nôn máu, ỉa máu, mạch , huyết áp, tình trạng tinh thần, lượng nước tiểu…

- Trong quá trình theo dõi bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa cần báo cáo ngay những diễn biến cấp tính đột xuất biểu hiện tình trạng chảy máu cấp cần phải xử trí báo ngay cho bác sỹ

 

 

VI. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI THEO DÕI VÀ PHÒNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA:

- Giải thích cho gia đình bệnh nhi về tình trạng bệnh để gia đình hiểu và cùng hợp tác trong chăm sóc và điều trị.

- Theo dõi và giữ chất nôn và phân khi nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa, khi chất nôn và phân có máu phải đưa trẻ đến bệnh viện khám

- Đề phòng xuất huyết tiêu hóa: uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, hạn chế dùng các thuốc aspirin…

- Hướng dẫn chế độ vệ sinh và ăn uống cho bệnh nhi: cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, dễ tiêu hóa.

 

 

 

BÀI 13: CHĂM SÓC BỆNH NHI VIÊM CẦU THẬN CẤP

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Hạn chế vận động, đi lại

- Phát hiện và xử trí cao huyết áp có thể dẫn đến co giật, suy tim.

- Theo dõi chế độ ăn chặt chẽ

- Hạ thấp mức độ nguy hiểm các biến chứng của bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Gia đình và trẻ lớn:

- Giải thích về bệnh tật

- Yêu cầu gia đình hợp tác tốt với nhân viên y tế trong chăm sóc, theo dõi và nội quy bệnh phòng

2. Phòng nằm của bệnh nhi:

- Ấm, thoáng, không có gió lùa, ánh sáng đủ để bác sỹ và nhân viên y tế quan sát, theo dõi và chăm sóc bệnh nhi.

3. Dụng cụ cấp cứu:

- Máy đo huyết áp

- Đèn pin nhỏ soi đủ sáng

- Gần phòng cấp cứu: Có hệ thống o xy mặt nạ, ống thông thở o xy, hút dịch xất tiết, dụng cụ đè lưỡi khi cần.

III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Viêm cầu thận cấp thể não:

- Đặt nằm phòng thoáng, ấm, đầu cao

- Bảo đảm sự yên tĩnh, chăm sóc động tác vừa phải

- Đặt dụng cụ đè lưỡi để khỏi cắn vào lưỡi

- Đặt ống thông dạ dày qua mũi

- Thở o xy

Thực hiện nhanh y lệnh thuốc tiêm, thuốc uống cần phải nghiền nhỏ bơm qua ống thông vào dạ dày

- Theo dõi chặt chẽ cơn giật, nôn và khoảng cách giữa các lần

- 1h đo huyết áp 1lần

- Bảo đảm dinh dưỡng bằng thức ăn lỏng qua ống thông hoặc qua miệng không để lạnh

2. Viêm cầu thận cấp cao HA có suy tim cấp:

- Báo đảm thông thoáng đường thở

- Đặt nằm đầu cao, thoáng, ấm

- Bảo đảm sự yên tĩnh

- Thở o xy qua mặt nạ

- Thực hiện nhanh y lệnh

- Theo dõi nhịp tim, tím tái

- Theo dõi ho, cơn ho và chất nôn

- Theo dõi bọt hồng do ho hoặc tự trào ra miệng

- Đo huyết áp 1h/lần

- Theo dõi nước tiểu: màu sắc, số lượng

- Bảo đảm dinh dưỡng một cách thích hợp

- Không để lạnh

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Số lượng nước tiểu

- Huyết áp 1h/lần

- Mạch , nhịp thở 1h/lần

- Số lần co giật, kéo dài bao lâu, khoảng cách giữa các cơn giật

- Có xuất hiện dấu tím tái không? Nếu có tím tái thì tím tái tăng lên, hay giảm đi.

- Chế độ ăn có báo đảm nhạt tuyệt đối hay không

- Tình trạng dinh dưỡng và cân nặng hàng ngày.

V. HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giải thích về bệnh tật, mức độ nặng, nhẹ của bệnh và yên tâm điều trị cho trẻ.

- Tuyệt đồi nghe theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ và y tá trong việc chăm sóc theo dõi trẻ

- Hướng dẫn bố, mẹ vệ sinh thân thể cho trẻ

Hướng dẫn cách phòng bệnh:

- Vệ sinh thân thể

- Vệ sinh tai, mũi, họng, da không để mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da, viêm họng.

- Uống thuốc phòng viêm cầu thận cấp tái phát gần

- Biết phòng nhiễm liên cầu khuẩn tiên phát.

 

 

 

BÀI 14: CHĂM SÓC BỆNH NHI BỊ CO GIẬT

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Phát hiện và  xử trí kịp thời cơn co giật

- Phòng cơn co giật tiếp theo

- Phòng tác dụng phụ của thuốc chống co giật

II. CHUẨN BỊ:

- Dụng cụ cấp cứu, mặt nạ, bóp bóng

- Nguồn o xy, ống thông hút, máy hút

- Bơm tiêm, kim tiêm

- Vật nhựa mềm để đè lưỡi

- Nhiệt kế

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Xử trí khi  trẻ bị co giật:

- Đặt bệnh nhi nằm nghiêng trái

- Giữ cho bệnh nhi không tự mình làm bị thương, để các vật cứng hay sắc nhọn tránh ra trẻ.

 - Đặt vật nhựa, đè lưỡi giữa hai hàm răng nếu trẻ có răng

- Quan sát kiểu giật, giật nửa người hay giật toàn thân. Thời gian kéo dài cơn co giật

- Khó thở: thở o xy

2. Ngoài cơn co giật:

- Cặp nhiệt độ.

- Nếu sốt cởi bớt quần, áo, mũ khăn chườm nước mát lên trán, lên hai bẹn..

- Báo với bác sỹ về nhiệt độ, để có chỉ định dùng hạ nhiệt và thuốc an thầnchống giật

- Theo dõi tình trạng bệnh nhi sau cơn giật xem có nhịp thở trở lại không? Trẻ tỉnh không? Có liệt không?

- Phát hiện tác dụng phụ của thuốc an thần ở trẻ bị động kinh. Như nổi ban, dị ứng, nôn, ngủ li bì.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Số cơn giật trong ngày, thời gian kéo dài mỗi cơn giật

- Tình trạng bệnh nhi sau mỗi cơn giật

- Đo nhiệt độ 2lần/ngày

V. HƯỚNG DÃN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Hướng dẫn bố mẹ quan sát các hành vi vận động khi trẻ lên cơn giật

- Cách xử trí khi trẻ lên cơn giật

- Hướng dẫn cách nhận biết các tác dụng phụ của thuốc

- Tránh các tình huống có thể gây thương tích trẻ, khi trẻ có thể lên cơn co giật

 

BÀI 15: CHĂM SÓC BỆNH NHI TRUYỀN MÁU

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Đưa một lượng máu vào cơ thể bện nhi để bù lại lượng máu đã mất do xuất huyết, thiếu máu nặng đối với bệnh nhi

          + Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn hay nhiễm độc nặng

          + Các bệnh về máu

- Đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị bệnh nhi:

- Giải thích cho bệnh nhi và người nhà yên tâm, cộng tác với ĐD

- Cho bệnh nhi đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền máu.

- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp trước khi truyền máu

- Kiểm tra xem bệnh nhi có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dây truyền máu, bơm kim tiêm, kim cánh bướm các cỡ vô khuẩn.

- Chai máu đã lấy ra khỏi tủ lạnh không quá 30phút

- Bông, cồn, gạc, băng dính, băng cuộn, kéo, nẹp dây garô, đòng hồ đếm giọt, quang treo chai máu.

- Hộp bộc lộ tĩnh mạch

- Hộp thuốc cấp cứu chống sốc

- Lam kính làm phản ứng tin cậy trước khi truyền

- Huyết áp kế, ống nghe, phiếu truyền máu

- Hai khay quả đậu đựng dung dịch sát khuẩn và đựng bông băng bẩn

- Xe đẩy

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Kiểm tra chai máu, dụng cụ, đẩy xe tới giường bệnh nhi. Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu

- Rửa tay đeo khẩu trang, mang găng.

- Kiểm tra lại chai máu, nhóm máu, số lượng, chất lượng máu, màu sắc, ngày trữ máu

- Đo huyết áp, đếm mạch, đo nhiệt độ, cho bệnh nhi.

- Lắc nhẹ chai máu để hòa tan hồng cầu và huyết thanh

- Sát khuẩn nút chai, cắm chai truyền máu vào dây truyền, khóa hoặc kẹp dây truyền, treo chai máu lên cọc truyền.

- Mở kẹp cho ống chảy từ từ vào ống lọc máu và đuổi hết khí. Lấy một giọt máu ra lam kính, khéo kẹp lại.

- Trích một giọt máu của bệnh nhi để làm phản ứng tin cậy. bác sỹ đọc kết quả, nếu truyền được thì truyền máu cho bệnh nhi.

- Chọn vị trí truyền, sát khuẩn vùng truyền,

- Đâm kim vào tĩnh mạch thấy máu chảy ra chắc chắn kim vào tĩnh mạch.

- Cố định kim truyền bằng băng dính.

- Điều chỉnh số giọt truyền theo y lệnh.

* Làm phản ứng sinh vật:

- Sau khi truyền theo y lệnh được từ 5-15ml thì cho chảy chậm lại 5-8giọt/phút trong 5phút.

          Nếu không có phản ứng gì xảy ra, tiếp tục cho chảy theo y lệnh từ 5-15ml, rồi lại cho chảy chậm từ từ 5-8giọt/phút trong 5 phút nữa. nếu không có phải ứng gì mới cho chảy bình thường theo y lệnh

* Theo dõi sát sắc mặt và phản ứng của bệnh nhi trong suốt thời gian truyền máu:

          Nếu có dấu hiệu phản ứng, ngừng truyền, ủ ấm, báo bác sỹ xử trí

- Khi chai máu còn 5ml máu thì kẹp dây lại, rút kim và giữ lai chai truyền

- Cho bệnh nhi nằm thoải mái, nghỉ ngơi sau 15 phút

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

- Ghi kết quả đo huyết áp, đếm mạch, nhiệt độ của bệnh nhi trước khi truyền máu

- Ghi ngày giờ truyền máu, tốc độ truyền, số lượng truyền, nhóm máu, phản ứng của bệnh nhi, giờ truyền hết, tên người truyền vào phiếu truyền máu.

- Ghi chép tình trạng bệnh nhi trong quá trình truyền máu, phản ứng nếu có

- Báo cáo bác sỹ ngay sau khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình truyền máu

V. HƯỚNG DẪN CHO GIA ĐÌNH BỆNH NHI:

- Giữ bệnh nhi cẩn thận, tránh giãy giụa làm chệch ven

- Không tự ý điều chỉnh số giọt truyền.

- Theo dõi và phát hiện các phản ứng của trẻ: khó thở, tím tái, sốt cao, nổi ban… phải báo bác sỹ ngay để xử trí.

- Không để trẻ ăn trong suốt thời gian truyền máu.

 

 

CÁC BỆNH VỀ CHUYÊN KHOA MẮT

BÀI 1: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT GIÁC MẠC DỌA THỦNG

I. Mục đích

- Đảm bảo giữ gìn không để tổn thương loét giác mạc rộng hơn và sâu hơn sẽ gây nguy cơ thủng giác mạc.

- Đảm bảo giữ mắt yên, không để tăng nhãn áp,dễ gây nguy cơ thủng giác mạc.

II. Chuẩn bị

1. Dụng cụ

- thuốc:

- Bông ướt vô khuẩn để lau rửa mắt

- Bông gạc vô khuẩn và băng dính để che mắt

- Thuốc nhỏ:

    + Kháng sinh

    + Giãn đồng tử

    + Nuôi dưỡng giác mạc

- Thuốc uống:

    + Kháng sinh chống vi khuẩn hoặc nấm theo Y lệnh ( Tùy theo tác nhân gây bệnh)

    + Hạ nhãn áp

    + Nuôi dưỡng giác mạc bằng VitaminA,VitaminB,VitaminC.

2. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh hiểu bị loét giác mạc rộng có nguy cơ thủng giác mạc.

- Cần có người khác giúp đỡ tra nhỏ thuốc, không tự Ý tra nhỏ thuốc.

- Người bệnh nằm hoặc ngồi ghế có tựa để được chăm sóc mắt.

III. Các bước tiến hành

1.     Lau rửa mắt: Dùng bông ướt,vô khuẩn lau dọc bờ mi từ góc ngoài vào góc trong.Sau đó lau sạch da mi mắt quanh mắt.

2.     Nhỏ thuốc:  Nhỏ thuốc vào góc trong mắt ,tránh đụng chạm đầu ống thuốc mắt vào mắt.Trong trường hợp phải tra nhiều loại thuốc mỗi loại nên tra cách nhau 10-15 phút.

3.     Băng mắt:

  - Đặt miếng bông gạc lên mắt và băng bằng một dải băng dính ( băng chéo) hoặc băng kín bằng hai dải băng dính.Ta có thể lật băng lên để nhỏ thuốc trong ngày.

- Băng cuộn ép chặt để giữ yên nhãn cầu ở lần nhỏ cuối cùng trong ngày.

    4. Uống thuốc teo Y lệnh:

    - Kháng sinh

    - Hạ nhãn áp

    - Nuôi dưỡng giác mạc.

   5. Theo dõi mạch,nhiệt độ thường quy hàng ngày ghi vào bảng theo dõi.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

 -  Lưu ý các dấu hiệu bất thường ở người bệnh như:đau đầu nhiều,nôn,đại tiểu tiện khó để báo BS kịp thời xử trí, tránh tình trạng không bình thường nhãn cầu ở người có loét giác mạc rộng,có nguy cơ thủng giác mạc.

 -  Khi tra nhỏ thuốc mắt hàng ngày cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu bất thường để báo BS như: đau nhức tại mắt hoặc nhức đầu, sau đó thấy có nước mắt chảy ra, mắt mờ đi.

V.  Hướng dẫn người bệnh và gia đình

  - Cần giữ gìn mắt được yên, không va đập tay lên mắt.Người nhà không được nằm chung giường ,tránh va đập tay vào mắt người bệnh.

 - Không tự ý tháo băng hoặc sờ tay lên mắt khi không được phép.

 - Giữ vệ sinh giường nằm, chăn gối,đệm và khu vực quanh giường bệnh để tránh yếu tố nhiễm trùng nặng thêm, loét càng rộng.

 - Dặn người bệnh và người nhà phải báo ngay cho ĐD, BS những dấu hiệu bất thường của người bệnh. Báo hiệu nguy cơ thủng giác mạc.

 - Ăn uống không kiêng theo quan niệm cũ,cần ăn thức ăn đủ dinh dưỡng.

 

 

 

BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MẮT NẶNG SAU CHẤN THƯƠNG

I. Đặt vấn đề

* Quan niệm người bệnh nặng:

- Những người bệnh bị chấn thương nặng ở mắt và toàn thân; đa chấn thương,kèm theo chấn thương sọ não,các phủ tạng ,các xoang…

- Nhũng người già yếu có bệnh toàn thân như cao huyết áp,đái tháo đường,trẻ em quá nhỏ tuổi,suy dinh dưỡng,nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân.

- Nhũng trường hợp bị bệnh nặng cả hai mắt, những bệnh lý đau đớn nhiều: nhiễm trùng toàn thân, viêm tổ chức hố mắt, sau một số mổ nặng như nạo vét tổ chức hố mắt,mổ kết hợp cắt dịch kính và bong võng mạc.

* Việc chăm sóc những người bệnh này đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt nhằm giúp cho quá trình điều trị kết quả tốt. Chăm sóc bao gồm hàng loạt những khâu liên hoàn từ ăn uống sinh hoạt, thay băng, thuốc, đến  mặt khác của cá nhân người bệnh. Tất cả các thông tin đều phải được theo dõi, ghi chép và thông báo cho BS điều trị.

II.Chuẩn bị

-Dụng cụ: xe thay băng có đủ gạc, bông ướt, băng dính, băng cuộn, panh các loại, vành mi, máy đo huyết áp, nhiệt kế ống nghe

- Thuốc các loại thuốc sát trùng như thuốc đỏ, cồn700, nước muối sinh lý, các loại thuốc tra mắt. Một số thuốc cấp cứu thông thường.

III. Các bước tiến hành

- Kiểm tra xem người bệnh có tỉnh táo không? Gọi hỏi trả lời có đúng không, có đi lại được không, có đau chỗ nào không? Ăn uống, đi đại tiểu tiện ra sao?

- Thay băng tại giường bệnh.Nếu người bệnh đi lại được thay băng tại buồng thay băng.

- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.

- Thay băng vết thương mắt đồng thời hỏi xem người bệnh có đau, chảy nước mắt hay không, đánh giá sơ bộ tình trạng thị lực, sờ tay xem nhãn áp có cao không?

- Quan sát thay băng vết thương quanh mắt: có khô sạch hay máu thấm băng, nhiễm trùng có mủ, đã đến thời hạn cắt chủi hay chưa.

- Khi có vết thương toàn thân cần cho đi khám chuyên khoa, kiểm tra xem có hiện tượng loét do nằm bất động không?

- Ghi chép đầy đủ tình trạng mắt và toàn thân vào hồ sơ bệnh án.

- Thực hiện y lệnh đúng và đầy đủ .

- Theo dõi tốc độ truyền có đúng với y lệnh không, người bệnh có biểu hiện đặc biệt

như : sốt,rét run, lạnh chân tay,lo lắng hốt hoảng,rối loạn mạch,huyết áp,phản ứng mẩn ngứa. ( Nếu có truyền dịch)

- Quan tâm tìm hiểu những đặc điểm,hoàn cảnh riêng của người bệnh: những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,người già cô đơn không người thân,gia đình chính sách thương binh,liệt sỹ,gia đình có công với cách mạng. Thực hiện tốt sự chăm sóc toàn diện.

 

BÀI 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG MẮT

 

I. Mục đích:

- Bỏng mắt là một trong những tổn thương nặng về nhãn cầu,thường bỏng hai mắt và thường kết hợp với bỏng mặt và bỏng toàn thân. Bệnh thưiờng có những biến chứng nặng nề như hoại tử giác mạc,củng mạc nhiễm trùng ,đục thể thủy tinh,tăng nhãn áp…Nếu không được xử lý đúng kịp thời sẽ gây giảm thị lực hoặc mù.

- Chăm sóc người bệnh sau bỏng nhằm loại trừ nhanh chóng các tác nhângây bỏng, hạn chế và làm nhẹ các biến chứng do bỏng.

II. Chuẩn bị

- Người bệnh được giải thích trước khi rửa vết bỏng.

- Dụng cụ và thuốc rửa vết bỏng:

   + Dung dịch đẳng trương NaCL 9%0, dung dịch đệm ,dung dịch Ringer hoặc nước sạch.

   + Ống tiêm20ml,kim đầu tù

   + Khay quả đậu,vành mi.

   + Bông ướt hoặc gạc

III. Các bước tiến hành

- Đặt người bệnh ở tư thế nằm

- Nhúng giấy quỳ đánh giá độ PH của túi cùng đồ.

- Lấy sạch vôi ở  kết mạc nhãn cầu ,kết mạc mi và cùng đồ trong trường hợp bỏng vôi .

- Rửa cùng đồ bằng nước muối sinh lý, dung dịch đệm,dung dịch Ringer hoặc bằng nước sạch.Rửa cùng đồ trên và cùng đồ dưới liên tục trong vòng 15-30 phút ( tùy mức độ ngấm hóa chất ). Cho đến khi pH của túi cùng đồ bằng 7-7,5..

- Rửa lệ đạo trên dưới.

- Đo PH sau khi rửa,CB2, đầu A,dung dịch và mỡ kháng sinh.

- Làm sạch tổn thương ở mi và da mặt.

- Quy trình rửa mắt phải được tiến hành ngay trong những ngày đầu sau bỏng cho đến khi pH túi cùng đồ trở lại bình thường (7-7,5).

- Không băng mắt bỏng.

- Đo huyết áp,lấy mạch,nhiệt độ.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

- Tình trạng toàn thân: nhiệt độ ,huyết áp, rét run…

- Tại mắt: đau nhức mắt ( nhiễm trùng,tăng nhãn áp)

- Ghi vào hồ sơ hàng ngày các công việc chăm sóc và cần lưu ý báo ngay BS khi có diễn biến bất thường.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

- Hướng dẫn người tra liên tục: Dung dịch glucose 30% ( bỏng vôi), dung dịch đẳng trương NaCL 0,9% ,dung dịch kháng sinh,CB2,dầu A và mỡ kháng sinh.

- Tập vận động nhãn cầu chống dính.

- Giữ vệ sinh tránh bộ nhiễm mắt và toàn thân.

- Ăn uống: tăng cường dinh dưỡng, các thức ăn giàu vitamin A,vitaminC.

 

 

BÀI 4:

NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG KHÁM RĂNG MIỆNG

 

 I. TRƯỚC KHI BÁC SỸ KHÁM BỆNH

Bước1: Chuẩn bị ghế máy.

-         Bật công tắc điện

-         Mở nước

-         Cắm máy nén kín.

Bước2:  Chuẩn bị người bệnh.

-         Vào sổ khám bệnh:

+ Họ tên người bệnh,tuổi,địa chỉ,giới,nghề nghiệp,địa chỉ liên lạc khi cần.

+ Lý do đến khám bệnh

-         Mời người bệnh lên nghế khám, phủ khăn sạch lên người bệnh và khám

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men và khay khám:

-         Gương sáng

-         Gắp

-         Thám châm

-         Cốc nước cho người bệnh súc miệng

-         Ống hút nước bọt

-         Cốc dựng o xy già, cồn

-         Bông, gạc củ ấu đã được hấp tiệt trùng

-         Chuẩn bị găng sạch cho bác sỹ

-         Pha nước ngâm dụng cụ theo quy định

-         Rửa tay đi găng

II. TRONG KHI BÁC SỸ KHÁM BỆNH:

-         Y tá- điều dưỡng đứng bên trái người bệnh

-         Lấy dụng cụ khi bác sỹ yêu cầu

-         Hút nước bọt khi bác sỹ khám hoặc làm thủ thuật

-         Quan sát người bệnh trong quá trình bác sỹ khám hoặc làm thủ thuật

III. SAU KHI BÁC SỸ KHÁM BỆNH:

-         Chăm sóc người bệnh sau thủ thuật nếu có

-         Hướng dẫn người bệnh xuống nghế chờ lấy kết quả khám

-         Thu dọn các bông bẩn, kim tiêm vào nơi quy định

-         Hướng đẫn người bệnh khám tiếp theo

-         Ngâm ngay dụng cụ vừa sử dụng xong vào thùng dung dịch khử khuẩn theo quy định, sau đó tráng rửa sạch và hấp sấy tiệt khuẩn tùy theo loại dụng cụ.

-         Sau mỗi ngày khám y tá- điều dưỡng dọn sạch bàn máy nén khí

 

 

BÀI 5:

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG

 

I. MỤC ĐÍCH:

- Giúp cho y tá- điều dưỡng biết cách chuẩn bị dụng cụ, trợ giúp bác sỹ trong quá trình điều trị viêm tủy răng

- Giúp cho người bệnh hiểu các bất thường trong quá trình điều trị, biết khi nào cần báo cho bác sỹ, và biết cách chăm sóc sau điều trị, yên tâm tin tưởng trong điều trị bệnh

II. CHUẨN BỊ:

1. Hồ sơ bệnh án:

Cần chuẩn bị đầy đủ, chi tiết, các xét nghiệm, X quang để có thể dễ dàng theo dõi trong quá trình điều trị

2. Người bệnh:

Đón tiếp và giải thích các bước điều trị để người bệnh yên tâm, có thái độ cộng tác với bác sỹ

3. Dụng cụ:

- Ghế máy hoạt động tốt, sạch sẽ

- Dụng cụ: Phải đảm bảo vô trùng cụ thể như sau:

         + Bơm tiêm, kim tiêm dùng một lần

         + Bộ khám:  khay gương, gắp, châm

         + Tay khoan, mũi khoan, các loại

         + Dụng cụ nhỏ: Châm trơn, châm gai, long dũa ống tủy với các cỡ số, lentulo.

         + Mũ khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt

         + Dao, kéo phẫu thuật, kính, bay đánh chất hàn

-  Thuốc và vật liệu:

         + Thuốc tê loại bơm hoặc tiêm.

         + Các chất hàn ống tủy, hàn tạm, hàn vĩnh viễn.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Đón tiếp người bệnh niềm nở, theo thứ tự, hướng dẫn người bệnh vào nghế

- Lấy khay khám, các dụng cụ, thuốc men và chuẩn bị giúp bác sỹ, cụ thể

1. Giai đoạn mở tủy:

Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men gây tê, mở tủy

-         Mũi khoan tròn, trụ

-         Chân gai lấy tủy

-         Bơm rửa buồng tủy, và các ống tủy bằng nước o xy già 10 thể tích

-         Nong dũa ống tủy đủ số từ nhỏ đến to

-         Bấc bông, thuốc sát trùng buồng tủy, ống tủy

Các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng, sạch sẽ, sắp xếp theo thứ tự gọn gàng

2. Giai đoạn hàn ống tủy:

- Chuẩn bị chất hàn: paste các loại,và gutta percha, lentulo để hàn.

- Y tá- điều dưỡng luôn phối hợp trợ thủ tốt cho bác sỹ để hàn ống tủy

3. Giai đoạn hàn vĩnh viễn:

Bằng các chất vĩnh viễn, đèn quang trùng hợp…

4. Xử lý dụng cụ sau khi dùng:

- Dụng cụ khám thông thường phải được ngâm trong dung dịch sát trùng theo đúng hướng dẫn của nhà xuất bản.

- Rửa tay, lau khô, và hấp dụng cụ theo đúng quy trình

- Dụng cụ nhỏ: Rửa sạch, đưa vào máy sấy dụng cụ nhỏ.

IV. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH:

-         Thông thường sau khi hàn ống tủy người bệnh còn cảm thấy đau sau dịu dần… nên giải thích cho người bệnh các triệu chứng trên chỉ là phản ứng tại chỗ của cơ thể. Người bệnh nên yên tâm dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. nếu đau kéo dài nên đến bác sỹ để kiểm tra lại

-         Sau khi hàn vĩnh viễn, khuyên người bệnh không nên cắn thức ăn cứng vào răng đã hàn. Nên khám răng miệng 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí kịp thời các răng sâu mới, răng hàn cũ có vấn đề.

 

 

BÀI 6:  CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG

 

I. Mục đích

* Giúp cho điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ,thuốc men trợ giúp BS trong quá trình điều trị viêm quanh cuống răng.

* Giúp cho người bệnh hiểu các bất thường trong quá trình điều trị,biết khi nào cần báo BS,biết cách chăm sóc sau điều trị ,yên tâm điều trị .

II. Chuẩn bị

1.     Hồ sơ bệnh án: cần chuẩn bị đầy đủ,chi tiết cụ thể : các phim, xét nghiệm…cần thiết để có thể dễ dàng theo dõi quá trình điều trị và nghiên cứu khoa học.

2.     Người bệnh: đón tiếp và giải thích các bước điều trị để người bệnh yên tâm,có thái độ cộng tác với BS.

3.     Dụng cụ

-         Ghế máy hoạt động tốt, sạch sẽ để dễ dàng tiện lợi cho khám và điều trị.

-         Dụng cụ: Phải đảm bảo vô trùng,cụ thể như sau:

+ Bơm kim tiêm dùng 1 lần

+ Bộ khám: khay,gương,gắp,châm.

+ Tay khoan,mũi khoan các loại.

+ Dụng cụ nhỏ: châm trơn,châm gai,nong đũa ống tủy đủ số,lentulo

+ Mũ,khẩu trang,găng tay,kính bảo vệ mắt.

+ Dao, kéo phẫu thuật,kính, bay đánh chất hàn.

-         Thuốc và vật liệu:

+ Thuốc tê loại bôi và tiêm.

+ Các dung dịch để rửa tủy.

III. Các bước tiến hành

-         Đón tiếp người bệnh niềm nở,theo thứ tự,hướng dẫn người bệnhvào ghế.

-         Lấy khay khám và chuẩn bị các dụng cụ,thuốc men theo các giai đoạn để trợ giúp cho BS.

1.     Giai đoạn mở tủy

-         Mũi khoan tròn,trụ.

-         Châm gai lấy tủy hoại tử.

-         Bơm rửa buồng tủy và các ống tủy bằng nước Oxy già 10 thể tích.

-         Nong đũa ống tủy đủ số từ nhỏ đến số to.

-         Bấc bông,thuốc sát trùng buồng tủy,ống tủy.

     Các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng,sạch sẽ ,sắp xếp thep thứ tự gọn gàng.

2.     Giai đoạn hàn ống tủy

+ Chuẩn bị chất hàn: paste các loại gutta percha,lenlulo để hàn, dụng cụ hàn ống tủy.

+ Đ D luôn phải phối hợp trợ thủ tốt cho BS để hàn ống tủy.

+ Phim rõ ống tủy.

3.     Giai đoạn hàn vĩnh viễn: Bằng các chất vĩnh viễn, đèn quang trùng hợp…

4.     Xử lý dụng cụ sau khi dùng

-         Dụng cụ khám thông thường phải được ngâm trong dung dịch sát trùng theo đúng hướng dẫn quy chế chống nhiễm khuẩn.

-         Rửa sạch,lau khô và hấp dụng cụ đúng quy trình.

-         Dụng cụ nhỏ: rửa sạch,đưa vào máy sấy dụng cụ nhỏ.

IV. Hướng dẫn người bệnh

        + Thông thường sau khi hàn ống tủy người bệnh có thể còn cảm thấy đau sau dịu dần…Nên giải thích cho người bệnh hiểu các triệu chứng trên chỉ là phản ứng tại chỗ của cơ thể, người bệnh yên tâm dùng thuốc  theo chỉ dẫn của BS.Nếu đau tăng vùng cuống răng phản ứng mạnh, sưng to,sốt thì nên gặp BS sớm.

        + Sau khi hàn vĩnh viễn, khuyên người bệnh không nên cắn thức ăn cứng vào răng đã hàn. Nên làm chụp thép hoặc sứ với răng vỡ to để bảo vệ răng. Nên khám răng miệng 6 tháng một lần để phát hiện và xử lý kịp thời các sâu răng mới,răng hàn cũ có vấn đề.

 

BÀI 7:

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY CẤP Ở RĂNG SỮA

I. Mục đích

* Giúp cho điều dưỡng viên nắm được quy trình điều trị viêm tủy răng cấp để chuẩn bị dụng cụ và trợ thủ BS điều trị.

* Biết cách theo dõi chăm sóc bệnh nhi sau khi đặt thuốc diệt tủy

II. Chuẩn bị

1.     Hồ sơ bệnh án: cần chuẩn bị đầy đủ,chi tiết,cụ thể để có thể dễ dàng theo dõi trong quá trình điều trị.

2.     Bệnh nhi được giải thích,giới thiệu làm quen,tạo tin tưởng,tránh lo âu sợ hãi khi BS thăm khám và điều trị.

3.     Dụng cụ:

4.       Ghế máy hoạt động tốt,sạch sẽ để dễ dàng tiện lợi cho khám và điều trị.

5.     Dụng cụ: Phải đảm bảo vô trùng,cụ thể như sau:

+ Bơm kim tiêm dùng 1 lần

+ Bộ khám: khay,gương,gắp,châm.

+ Tay khoan,mũi khoan các loại.

+ Mũi khoan các loại và tay khoan tốc độ cao thấp.

+ Dụng cụ nhỏ các cỡ số: châm trơn,châm gai,nong đũa ống tủy đủ số,lentulo

+ Mũ,khẩu trang,găng tay,kính bảo vệ mắt.                                           

Thuốc và vật liệu:

          + Thuốc tê lidocain2%

          +Thuốc diệt tủy: Arsodent  hoặc Caustinerrf  asenical .

III.Các bước tiến hành

-         Đón tiếp người bệnh niềm nở,theo thứ tự,hướng dẫn bệnh nhi vào ghế.

-         Lấy khay khám,các dụng cụ,thuốc men và chuẩn bị giúp BS,cụ thể.

1.     Giai đoạn tạo lỗ hàn và đặt thuốc diệt tủy

-         Mũi khoan tròn,trụ

-         Bơm rửa

-         Bấc bông,thuốc sát trùng.

-         Thuốc diệt tủy.

-         Các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng,sạch sẽ,sắp xếp theo thứ tự gọn gàng.

2.     Giai đoạn chuẩn bị ống tủy và hàn ống tủy

Chuẩn bị:

-         Mũi khoan.

-         Dụng cụ nhỏ để điều trị tủy.

-         Thuốc sát trùng.

-         Chất hàn ống tủy.

3.     Giai đoạn hàn vĩnh viễn

Chuẩn bị

-         Mũi khoan

-         Thuốc sát trùng.

-         Chất hàn ( Amalgan hoặc Cement các loại)

4.     Xử lý dụng cụ sau khi dùng

-         Dụng cụ khám thông thường phải được ngâm trong dung dịch sát trùng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

-         Rửa sạch,lau khô và hấp dụng cụ đúng quy định.

-         Dụng cụ nhỏ: rửa sạch,đưa vào máy sấy dụng cụ nhỏ.

IV. Hướng dẫn gia đình bệnh nhi

Thông thuờng sau khi đặt thuốc diệt tủy,bệnh nhi thường đau dội lên vài giờ do phản ứng,vì vậy hướng dẫn:

·        Cha mẹ yên tâm nếu là trẻ nhỏ.

·        Dặn dò sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của BS.

·        Không cho trẻ ăn sau khoảng 2 giờ,tùy chất hàn.

·        Trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng.

·        Cha mẹ cho trẻ đến đúng hẹn theo chỉ dẫn của BS.

·        Trong trường hợp biến chứng khác như: sốt,sưng,đau tăng dữ dội phải đưa đến BS khám ngay không cần đúng hẹn.

 

 

 

 

CÁC BÀI CHĂM SÓC TAI MŨI HỌNG

BÀI 1: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẢY MÁU MŨI

 

I. Mục đích

- Theo dõi người bệnh có chảy máu lại không.

- Xử trí làm vệ sinh hốc mũi sau rút bấc.

II. Chuẩn bị

1.     Nơi thực hiện: Tại phòng thay hoặc trên giường bệnh.

2.     Dụng cụ:

+ Thuốc tê tại chỗ Xylocain 3-6%,nước rửa sạch.

+ Máy hút.

  * Dụng cụ thay băng:

     - Đèn Clar

     - Soi mũi

     - Cặp khuỷu và một pince cocher dài 20cm

     - Tăm bông

     - Ống hút dài vô khuẩn.

     - Một cuộn bấc để nhét bấc mũi trước và mũi sau.

     - Ống thông nelaton.

     3. Người bệnh: Nằm ngửa trên giường hoặc bàn mổ.

     4. Nhân viên: BS chuyên khoa,điều dưỡng .Trang phục đầy đủ ( Mũ,áo,khẩu trang và găng vô khuẩn).

III. Các bước tiến hành

-         Người phụ đứng giữ đầu người bệnh,điều dưỡng lấy M,T0,HA của người bệnh.

-         Rút bấc mũi sau( nếu có) nếu đã để đủ 24-48 giờ.

-         Thầy thuốc rút từ từ bấc mũi trước,cho đến khi có máu thẫm đỏ,ngừng lại chờ đợi 4-5 phút rút tiếp. Nếu thấy không chảy máu rút hết.Nếu chảy máu phải dừng lại ngày hôm sau rút tiếp.

-         Sau khi hút hết kiểm tra hốc mũi không chảy máu,kiểm tra họng không chảy máu là được.

-         Thuốc nhỏ: dung dịch Nacl 9%0 để rửa argyrol 1-3 % để sát trùng,dùng thuốc co mạch hàng ngày.

   Lưu ý: Không được dùng thuốc co mạch khi người bệnh chảy máu mũi do cao HA.

-         Theo dõi có chảy máu lại không? Nếu chảy máu phải đặt lại bấc.

-         Ngày thứ 3 trở đi bôi thuốc mỡ vào mũi để vảy mềm và tự bong ra.

-         Nếu dính cuốn vào vách ngăn phải tách dính hàng ngày.

IV. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

-         Ghi tỷ mỉ những nhận định khi làm hồ sơ và báo các BS nếu có dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

-         Theo dõi chế độ ăn hàng ngày của người bệnh.

V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình

            - Không xỉ mạnh sợ chảy máu lại.

           - Máu chảy xuống họng không được nuốt mà nhổ ra bô để BS kiểm tra.

           - Nằm nghỉ tại giường 1 giờ sau khi rút bấc.

 

 

BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ÁP XE THÀNH SAU HỌNG

I .Mục đích:

   - Đảm bảo thông thoáng đường thở.

   - Hút hết dịch ở mồm ,ở họng.

   - Bảo đảm vô khuẩn,tránh biến chứng như viêm thanh quản,viêm phổi.

   - Phát hiện sớm ,tránh tái phát.

II. Chuẩn bị

1.     Nơi thực hiện: Tại giường bệnh hoặc phong băng.

2.     Dụng cụ:

-         Đèn Clar.

-         Máy hút áp lực ở mức 80-100cm H20.

-         Ống hút vô khuẩn nhiều cỡ.

-         Đè lưỡi cong.

-         Gạc.

-         Kẹp.

-         Mở miệng.

3.     Người bệnh:

-         Giải thích cho gia đình người bệnh

-         Trẻ em nhân viên Y tế phải bế

4.     Nhân viên: Điều dưỡng rửa tay vô trùng,khẩu trang,mũ.

III. Các bước tiến hành

-         Dùng đề lưỡi ấn lưỡi người bệnh xuống,dùng mở miệng ( nếu cần), có người giữ đầu.

Chú ý: Không nên đè lưỡi quá sâu,trong khi đè lưỡi dùng đèn Clar dọi vào thành sau họng.

-         Hút hết dịch ở mồn và họng ,chú ý hút ở đường chích áp xe sau họng với áp lực 60-100mmHg,mỗi lần hút không quá 20 giây.

      +  Hút phải nhẹ nhàng thận trọng tránh tổn thương phần lành xung quanh.

      + Có thể luồn ống hút vào đường chích rạch áp xe sau họng để hút.

-         Chăm sóc tổn thương ở niêm mạc họng:

+ Trước hết phải hút hết mủ,quan sát niêm mạc.

+ Nếu có xước thì Betadin (chú ý không dùng cồn hoặc cồn iod chấm vào niêm mạc.

-         Kiểm tra đường chích rạch áp xe : nếu thành sau họng còn phồng mà mủ không chảy ra theo đường chích rạch phải báo cáo ngay cho BS điều trị niết để xử trí.

-         Từ ngày thứ 4:

+ Theo dõi : nhiệt độ,huyết áp,nhịp thở,tiếng khóc.

+ Theo dõi: lúc bú,ăn ,nuốt.

IV. Đánh giá,ghi hồ sơ và báo cáo

-         Báo các BS có những hiện tượng bất thường của bệnh nhi như: khó nuốt,khó thở,thay đổi tiêng khóc,tình trạng nhiễm trùng.

-         Ghi vào hồ sơ:

+ Tình trạng chung của người bệnh.

+ Tình trạng đường chích rạch ở ổ áp xe.

+ Tình trạng mủ còn hay hết ở đường rạch.

+ Tình trạng dinh dưỡng,tiêu hóa của người bệnh.

V. Hướng dẫn người và gia đình

            - Giải thích cho gia đình hiểu rõ sự cần thiết phải chăm sóc.

            - Hướng dẫn cho gia đình những dấu hiệu bất thường để kịp phản ánh cho

BS.

            - Hướng dẫn gia đình chế độ ăn uống cho bệnh nhi.

 

 

 

BÀI 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẮT AMIDAN

 

I.Mục đích

    - Theo dõi phát hiện chảy máu.

    - Chống nhiễm khuẩn.

    - Giảm đau.

    - Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

II. Chuẩn bị

1.     Nơi thực hiện: tại giường bệnh hoặc phòng thay băng.

2.     Dụng cụ:

-         Các dụng cụ để chăm sóc theo dõi người bệnh:

+ Khay quả đậu .

+ Nhiệt độ, huyết áp ,đồng hồ đếm mạch.

+ Nước đá đập thành viên nhỏ .

+ Khăn vải,túi chườm lạnh.

-         Các dụng cụ cấp cứu:

+ Bộ cầm máu amiđan.

+ Thuốc (cầm máu,giảm đau,dịch truyền.)

·        Chú ý: Không dùng thuốc giảm đau Aspirin hoặc cùng họ của vì gây chảy máu.

3.     Người bệnh:

Trước khi mổ:

+ Giải thích về thủ thuật,để người bệnh yên tâm,tránh strees bất lợi.

+ Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân,răng miệng.

+ An thần,nghỉ ngơi yên tĩnhtối hôm trước cắt Amiđan.

4.     Nhân viên Y tế: Điều dưỡng trang phục đầy đủ,gọn gàng,thái độ ân cần niềm nở.

III. Các bước tiến hành

1.     Theo dõi,phát hiện,xử trí khi người bệnh bị chảy máu và tránh gây chảy máu cho người bệnh:

·        Tư thế người bệnh:

-         Để người bệnh nằm nghiêng sang một bên trên giường bệnh, tư thế thoải mái.

-         Đầu người bệnh được gối thoải mái,không gối cao,dùng một khay quả đậu hứng sát miệng,hướng dẫn người bệnh hé miệng cho dịch trong miệng chảy tự do chảy vào khay quả đậu, dặn người bệnh không được nuốt trong thời gian 3 giờ đầu sau cắt Amiđan.

·        Theo dõi:

-         Theo dõi dịch trong khay quả đậu

-         Néu thấy nước dãi trong là tại vết mổ không chảy máu.

-         Nếu trong khay quả đậu có máu tươi lẫn nước dãi: chảy máu sau cắt A (chảy máu với những rỉ máu do mao mạch).

·        Xử trí máu chảy:

-         Lấy nước đá cho người bệnh ngậm,bảo người bệnh nhẹ nhàng đùn nước đá tan và chất xuất tiết ra khay.

-         Đồng thời dùng túi chờm lạnh chờm vào vùng cạnh cổ sát góc hàm trong thời gian 5-10 phút không cầm máu báo các BS để tiêm thuốc cầm máu.

-         Theo dõi: Mạch, nhiệt độ,huyết áp,quan sát tình trạng người bệnh  (da,niêm mạc) 1 giờ 1 lần trong 3 giờ đầu , sau đó 3 giờ 1 lần trong 24 giờ.

·        Chú ý đối với trẻ em:

-         Nếu mạch nhanh nhỏ, thờ ơ với ngoại cảnh,biểu hiện của mất máu cấp,báo cáo BS ngay để xử trí. Đặt đường truyền tĩnh mạch bù lại khối lượng tuần hoàn ( theo y lệnh). Nguyên nhân do trẻ nuốt máu vào dạ dày không đùn ra được ,trẻ có thể chướng bụng và nôn ra máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi ,cần theo dõi sát để phát hiện sớm, tránh để xảy ra tình trạng này.

2.     Chống nhiễm khuẩn, giảm đau:

- Thực hiện kháng sinh dự phòng, nếu không có điều kiện nên thực hiện kháng sinh trước 2h sau cắt amidan.

- Hướng dẫn người bệnh dùng nước muối 5% để xúc miệng sau mỗi lần ăn: chuẩn bị nước muối 5% vừa đủ cho 2-3 lần tráng miệng, cho người bệnh ngụm một lượng nước muối vừa đủ bảo người bệnh từ từ ngửa cổ để nước muối xuống được vùng hốc amiđan rồi làm động tác ngược lại là cho nước chảy ra khay quả đậu. người bệnh làm như thề từ 2-3 lần sau mỗi lần ăn.

- Sau khi cắt amiđan, người bệnh sẽ thấy đau, đau có thể từ 1-2 tuần đầu nhưng

giảm dần và hết hẳn. nếu người bệnh đau quá có thể chườm lạnh cạnh cổ, thực hiện y lệnh thuốc giảm đau.

- Trường hợp đau tăng lên và sốt phải đến bệnh viện khám lại.

3. Chế độ dinh dưỡng:

- Sau cắt amiđan 3h không chảy máu, y tá- điễu dưỡng hướng dẫn người nhà cách pha sữa hoặc nước cháo có đường cho người bệnh uống.

- Sữa đặc có đường pha thành sữa bò tươi: 250ml sữa đặc + 750ml nước= 1000ml sữa bò tươi

- Sữa bột: 125g sữa +55g đường + 1000nl nước= 1000ml sữa tươi

- Phương pháp cho người bệnh uống sữa (uống nước cháo).

  + Cho uống sữa lạnh trong 3 ngày đầu: lấy khoảng 150-200ml sữa pha trên vào cốc

  + Đỡ người bệnh ngồi dậy cho uống từ từ, liên tục từ 2-3 hơi dài hết lượng sữa, tránh uống từng ngụm ngắt quãng sẽ gây đau

  + Từ 2h30-3h cho người bệnh uống một lần

* Chú ý:

- Không cho người bệnh ăn chua, vì dung dịch ái toan làm tan nút máu đông gây chảy máu.

- Không cho người bệnh ăn uống các chất kích thích như: bia, riệu, cà phê, thuốc lá, sâm và các thức ăn nóng.

IV. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

-         Ghi vào phiếu theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp

-         Số lượng sữa người bệnh đã uống trong ngày

-         Ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh và thực hiện y lệnh

-         Nếu có dấu hiệu bất thường báo bác sỹ kịp thời để xử lý

       V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH:

          - Hướng dẫn người bệnh phòng tránh chảy máu

          - Trường hợp chảy máu do bong giả mạc phải xử lý

          * Hướng dẫn người bệnh phòng chống nhiễm khuẩn:

          - Chế độ vệ sinh cá nhân: không kiêng tắm rửa, 3 ngày đầu lau rửa, các ngày sau tắm bằng nước ấm 37-40oC, tắm nhanh lau kho người, thay quần áo.

          - Vệ sinh răng miệng: sau các bữa ăn phải xúc miệng bằng nước muối

          - Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng: đau, sưng các hạch vùng cổ, sốt cao, ở trẻ em sốt và đau tai phải đến bệnh viện khám ngay

          - Hướng dẫn về dinh dưỡng

* Chú ý: Không ăn các chất kích thích và nóng.

Hướng dẫn về phát âm, cắt amiđan không gây ảnh hưởng cho cơ quan phát âm cho nên sau cắt A 24h động viên người bệnh nói sớm.